Thế giới sofa logo

Hoa anh túc là gì? Những thông tin về loài cây này mà bạn nên biết

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
19

Hoa anh túc đã có từ hàng chục năm về trước và được biết đến với nhiều màu sắc rất đẹp. Phổ biến nhất anh túc có màu trắng và màu vàng. Loài hoa này được nhiều người nhắc đến với các tên thuốc phiện. Dù bị cấm trồng ở Việt Nam nhưng bạn có biết anh túc cũng được sử dụng nhiều trong y học.

Hoa anh túc là gì? Những thông tin về loài cây này mà bạn nên biết
Hoa anh túc là gì? Những thông tin về loài cây này mà bạn nên biết

Hoa anh túc đã có từ hàng chục năm về trước và được biết đến với nhiều màu sắc rất đẹp. Phổ biến nhất anh túc có màu trắng và màu vàng. Loài hoa này được nhiều người nhắc đến với các tên thuốc phiện. Dù bị cấm trồng ở Việt Nam nhưng bạn có biết anh túc cũng được sử dụng nhiều trong y học. 

Đặc điểm của hoa anh túc

Anh túc là một trong những loại cây thuộc thân thảo, có tuổi thọ trong khoảng 2 năm. Chiều cao thân cây từ 1 – 1,5m. Để trồng cây anh túc người ta sẽ tiến hành gieo hạt vào tầm tháng 10 – 11 âm lịch. Sẽ mất khoảng tầm khoảng nửa năm thì cây sẽ ra hoa. Trên cùng một cây hoa anh túc bạn có thể thấy nhiều màu như đỏ, vàng, trắng, tím. Loài hoa này nhìn tương đối đẹp nên còn được người Tày gọi là hoa nàng tiên.

Sau khi hoa nở, một thời gian nó sẽ tàn và rụng, nhường chỗ cho những quả anh túc xuất hiện. Quả hình cầu hoặc hình trụ có màu trắng và được dùng để chế biến thành thuốc phiện. Chiều dài quả từ 4 – 7cm, đường kính 3 – 5cm, khi chín nó có màu vàng xám. Trong quả còn chứa nhiều hạt. 

Hoa anh túc
Hoa anh túc có nhiều màu sắc rất đẹp, người Tày gọi là hoa nàng tiên

Nguồn gốc, phân bố

Loại hoa này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Hy Lạp và một số nước thuộc khu vực Trung Á. Nó được tìm thấy ở những vùng núi cao. Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Yên Bái,  Sơn La, Lào Cai, Lai Châu,… Thời điểm đó, cây anh túc còn chưa bị cấm trồng. Nhựa cây hoa anh túc có tác dụng gây nghiện mạnh, sự buôn bán bừa bãi gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và an ninh quốc gia, do đó nước ta đã nghiêm cấm trồng và sử dụng cây hoa anh túc.

Bộ phận nào của hoa anh túc được thu hái và chế biến? 

Trên cây anh túc những bộ phận nào có thể dùng làm thuốc? Đó là phần hoa, hạt, quả và vần ngọn non của cây. Người ta thường thu hoạch cây vào thời điểm tháng 4 và tháng 5 khi thời tiết khô ráo. Đặc biệt phần quả sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, bỏ hết nhựa và phần gân màng và hạt. Phần vỏ quả được giữ lại, cắt thành lát mỏng và đem phơi khô. Sau đó sao khô lên và tán nhuyễn ra. 

đặc điểm cây anh túc
Phần quả của cây anh túc được sử dụng, thu hái và chế biến làm thuốc

 

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Trong hoa anh túc bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Đặc biệt trong đó có 2 chất là Morphin và Codein được sử dụng trong y học. 

Cây hoa anh túc có tác dụng gì? 

Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thành phần trong hạt hoa anh túc được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên để có thể sử dụng thì trước tiên nó cần được rửa sạch và xử lý để loại bỏ các thành phần thuốc phiện. Hạt anh túc chưa qua xử lý khi sử dụng không đúng mục đích sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Khi dùng trong y học cũng cần nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn. 

Tác dụng giảm đau

2 thành phần chính của hạt anh túc là morphin và codein. 2 chất này có tác dụng giảm đau cực kỳ tốt, nó được sử dụng trong y học để làm dịu các cơn đau của bệnh nhân.  Theo phân bậc điều trị đau của Tổ chức y tế thế giới WHO năm 1986, morphin được dùng giảm đau từ bậc 3 và là chất giảm đau cho các bệnh nhân ung thư…

hạt anh túc
2 thành phần chính của hạt anh túc là morphin và codein có tác dụng giảm đau hiệu quả

Có khả năng tăng cường sức khỏe cho da và tim

Quả anh túc còn được dùng để giảm các hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Trong hạt anh túc còn chứa loại dầu giàu chất béo không bão hòa. Nghiên cứu cho thấy chất này tốt cho tim mạch và làn da của con người. Dầu chất béo không bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hay giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 17%. 

Bên cạnh đó, dầu hạt anh túc còn có tác dụng chữa lành vết thương và giảm nguy cơ tổn thương cho da. 

Có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Hạt anh túc có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón do có chứa hàm lượng chất xơ tốt cho đường ruột. Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang. Sách y học cổ truyền viết: “Cây hoa anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có độc, quy vào các kinh phế, thận, đại trường, vị và có tác dụng thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ. Hạt thuốc phiện có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh đại trường, vị, có tác dụng trị nôn, táo bón.”

Đối với hệ hô hấp

Loại cây này có thể sử dụng để hỗ trợ giảm các cơn đau, giảm hiện tượng ho, giúp long đờm. Tuy nhiên chỉ được dùng liều thấp, liều sử dụng trên hô hấp của morphin phải nhỏ hơn liều giảm đau để tránh suy hô hấp.

Đặc biệt một số chất trong hạt anh túc có chứa chất oxy hóa giúp giảm những tổn thương tế bào và nguy cơ mắc một số bệnh.

Tăng cường khả năng sinh sản

Bột hạt anh túc giúp tăng khả năng sinh sản. Một số phụ nữ khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ dầu hạt anh túc đã cải thiện được các vấn đề về sinh sản. 

Những rủi ro khi sử dụng hoa anh túc bạn cần chú ý

Mặc dù cây anh túc có nhiều tác dụng thế nhưng nó vẫn bị cấm ở Việt Nam. Quá trình trồng, thu hái và chế biến làm thuốc và điều trị bệnh được quản lý chặt chẽ theo quy định rõ ràng. Bạn không được tự ý dùng hoa anh túc, hành động đó là phạm pháp. Sử dụng cây anh túc bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như: 

Nguy hiểm đến tính mạng

Sử dụng hạt anh túc chưa qua chế biến và kiểm định an toàn sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí nó có thể gây tử vong. Dù nó có thành phần giúp ngủ ngon hơn nhưng không được khuyến khích điều trị bệnh mất ngủ.

Chứa thành phần của chất gây nghiện cấm

Ở Việt Nam, người dân không được tự ý hay tùy tiện sử dụng cây anh túc hay các chế phẩm từ loại cây này. Đây là chất gây nghiện bị cấm ở Việt Nam. Các kết quả xét nghiệm đã kết luận: sau khi sử dụng cơ thể họ đều dương tính với chất ma túy. Kết quả này sẽ đúng trong suốt 48 giờ.

Gây giảm huyết áp

Sản phẩm có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Do đó, với những người bị huyết áp thấp và bị thiếu máu cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi sử dụng cây anh túc hay các chế phẩm từ loại cây này gồm:

  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Ngứa
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Co đồng tử
  • Ảo giác.

Liều dùng thông thường của cây anh túc

Ngay cả khi sử dụng làm thuốc thì loại cây này cũng được dùng với liều lượng hợp lý.

Anh túc xác (quả khô đã trích nhựa) dùng trong chữa ho lâu ngày, tiêu chảy mạn với liều 3–6g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên. Nhựa anh túc (nhựa thuốc phiện) dùng giảm đau, điều trị mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy mạn có liều dùng được tính theo hàm lượng morphin. Liều tối đa một lần là 0,02g (tính theo morphin), liều tối đa một ngày là 0,06g (tính theo morphin). Hạt quả thuốc phiện dùng chữa táo bón, buồn nôn với liều dùng khoảng 10–20g.

Hoa anh túc với cái tên thuốc phiện bị cấm trồng và hướng dẫn trồng ở Việt Nam. Việc trồng, vận chuyển, sử dụng trái phép loại cây này sẽ bị xử lý về mặt hành chính và hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Vì thế, nó không phổ biến ở Việt Nam và chỉ được phép dùng trong y học.