Thế giới sofa logo

Lịch sử ra đời và ý nghĩa Ngày Thể thao Việt Nam

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2022-08-11T00:00:00
0

Ngày thể thao Việt Nam được tổ chức vào tháng nào? Sự kiện này có nguồn gốc lịch sử ra sao? Ý nghĩa của ngày thể thao tất cả những thông tin trên sẽ được Thế giới sofa tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Lịch sử ra đời và ý nghĩa Ngày Thể thao Việt Nam
Lịch sử ra đời và ý nghĩa Ngày Thể thao Việt Nam

Ngày thể thao Việt Nam được tổ chức vào tháng nào? Sự kiện này có nguồn gốc lịch sử ra sao? Ý nghĩa của ngày thể thao tất cả những thông tin trên sẽ được Thế giới sofa tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc ngày Thể thao Việt Nam

Ngày 29-1-1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27-3 làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bác cũng là người khai sinh nền TDTT của chế độ mới. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”, Sắc lệnh nêu rõ: Nha thể thao TW có nhiệm vụ “liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Quốc gia giáo dục để nghiên cứu và thực hành thể dục trong toàn quốc”.

Gần hai tháng sau, căn cứ theo quyết định của Quốc dân đại hội VN (Quốc hội khoá 1) họp ngày 2-3-1946 định sự tổ chức của Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Nha gồm có Phòng Thanh niên TW và Phòng Thể dục TW. Trên thực tế, với những quy định của Bộ Quốc Gia giáo dục, Phòng Thể dục TW đảm nhiệm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Nha Thể dục TW cũ.

Ngày thể thao Việt Nam
Ngày thể thao Việt Nam được tổ chức vào ngày 27/3 hàng năm

Cũng trong ngày 27-3-1946, trên các báo Cứu Quốc, Việt Nam khỏe và nhiều tờ báo khác đăng lời “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”. Trong bài viết, Người kêu gọi: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước…”

Ngày 29/1/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định số 25/CT lấy ngày 27/3 hằng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. Quyết định ghi rõ Ngày Thể thao Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân và phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động thể thao văn hóa lành mạnh. Ngày 27/3/1946 chính thức là ngày thành lập ngành thể dục thể thao Việt Nam.

Đây là văn kiện lịch sử, được coi như cương lĩnh đầu tiên về xây dựng nền TDTT cách mạng của nước Việt Nam mới, thể hiện tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT phục vụ sức thịnh. Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhiều nơi trong cả nước dấy lên phong trào Khoẻ vì nước rầm rộ trong năm 1946.

Chỉ thị 36/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 24/3/1994 về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”.

Ý nghĩa của ngày Thể thao Việt Nam

Điều này cũng thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Chính phủ đối với ngành thể dục thể thao nước nhà và cũng chính là nguồn lực làm cho ngành thể dục thể thao Việt Nam ngày càng phát triển.

Với những ý nghĩa lịch sử sâu sắc đó, ngày 27-3 được Nhà nước ta lấy làm “Ngày Thể thao Việt Nam” hàng năm để khích lệ phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng được phát triển, nâng cao thành tích thể thao chuyên nghiệp, dần dần đưa thể dục thể thao trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luyện tập thể dục thể thao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, hăng say lao động, sản xuất và xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Các hoạt đông kỷ niệm Ngày thể thao

Nhân ngày thể thao, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: hành trình đạp xe xuyên Việt, các cuộc thi chạy đua tiếp sức, các trò chơi vận động như nhảy bao bố, kéo co, chuyền banh nhanh, bóng chuyền hơi nữ… và các trò chơi dân gian, truyền thống.

Ngày thể thao Việt Nam
Các hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh

Như vậy, ngày Thế thao Việt Nam là một ngày lễ nhằm thúc đẩy, khuyến khích việc nâng cao rèn luyện thể dục thể thao trong toàn dân. Đặc biệt trong thời gian nhiều dịch bệnh và covid phát triển như hiện nay, việc mỗi người tự nâng cao sức khỏe là cách phòng chữa bệnh tốt nhất.