Thế giới sofa logo

Lễ Thất Tịch là ngày gì?  Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2022-08-03T00:00:00
52

Tháng 7 đến nhắc chúng ta nhớ về nhiều ngày lễ, trong đó có lễ Thất tịch. Trong ngày này diễn ra nhiều phong tục đặc biệt là tục ăn chè đậu đỏ. Vậy bạn có biết ngày Thất tịch là gì? Nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Tất cả những thông tin trên sẽ được Thế giới sofa tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Lễ Thất Tịch là ngày gì?  Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
Lễ Thất Tịch là ngày gì?  Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Tháng 7 đến nhắc chúng ta nhớ về nhiều ngày lễ, trong đó có lễ Thất tịch. Trong ngày này diễn ra nhiều phong tục đặc biệt là tục ăn chè đậu đỏ. Vậy bạn có biết ngày Thất tịch là gì? Nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Tất cả những thông tin trên sẽ được thế giới sofa tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày nào?

Lễ Thất Tịch được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác ở Việt Nam như: Tết Ngâu hay ngày Ông Ngâu Bà Ngâu.

Nguồn gốc của ngày Lễ Thất Tịch

Ngày lễ này này xuất phát từ câu chuyện cảm động về chuyện tình đầy nước mắt của Ngưu Lang, Chức Nữ. Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Một hôm, Chức Nữ và các nàng tiên trên trời xuống trần gian chơi, đi tắm ở sông. Dưới sự giúp đỡ của bò già, Ngưu Lang đã làm quen với Chức Nữ, sau đó hai người đã có tình cảm với nhau. Rồi Chức Nữ lén xuống trần gian, trở thành vợ của Ngưu Lang. Chức Nữ còn mang tằm từ thiên đình xuống cho dân làng, và dạy dân làng biện pháp nuôi tằm, rút tơ, dệt vải lụa mịn màng và bóng đẹp.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà sóng cuồn cuộn, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách ở hai bờ sông, hai người chỉ có thể nhìn nhau, ngồi khóc bên dòng sông.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch
Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch

Ý nghĩa ngày Thất lịch

Sau đó, cứ đến mồng 7 tháng 7 âm lịch, ngày Chức Nữ và Ngưu Lang gặp mặt tại Thước Kiều, các cô gái lại rủ nhau nhìn trời ngắm sao, tìm sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ ở hai bờ dải Ngân Hà, mong được chứng kiến buổi gặp mặt một năm một lần của họ, cầu mong ông trời cho mình tài năng sáng dạ và khéo tay như Chức Nữ, cũng cầu mong mình có được mối lương duyên tốt đẹp mong lấy được ông chồng tốt. Cũng từ đó, ngày lễ Thất Tịch đã hình thành.

Ngày Thất Tịch ở các quốc gia

Trung Quốc

Vào ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc, các cô gái sẽ tổ chức xâu kim, thêu thùa. Hơn nữa, trước ngày lễ thất tịch ở đây còn có một phong tục rất đặc biệt. Người phụ nữ sẽ rải đất vào một khay gỗ và vùi các hạt đậu vào đó, chăm sóc đợi nó nảy mầm. Các mầm cây phát triển xanh tốt, đại biểu cho mong ước về con cái, sớm có thiên thần nhỏ sẽ trở thành hiện thực.

Ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc
Ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Nhật Bản

Ngày 7/7 âm lịch ở Nhật Bản còn có tên gọi là lễ Tanabata. Trong ngày này những người dân Nhật sẽ tìm những mảnh giấy Tanzaku với nhiều màu sắc rực rỡ và viết lên đó những điều ước nguyện của mình. Sau đó họ treo lên cành trúc ở trước cửa nhà để mong cầu những điều tốt lành, thịnh vượng, may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt, vào ngày lễ này rất nhiều những bạn trẻ Nhật rủ nhau đến các đền thờ để cầu duyên.

Ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản
Ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản người ta sẽ viết những điều ước và treo lên cây trúc trước nhà

Hàn Quốc

Ngày lễ Thất tịch ở xứ sở Kim Chi còn được gọi là lễ Chilseok. Tuy nhiên ý nghĩa của ngày lễ này ở Hàn Quốc lại khác với Trung Quốc. Đây là ngày lễ được người dân tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong muốn có sức khỏe tốt, cuộc sống an vui.

Thời điểm diễn ra ngày lễ vào lúc thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa đã đến nên những hạt mưa rơi trong ngày này được gọi là nước Chilseok. Trong lễ hội cũng sẽ có thêm rất nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu. Người Hàn sẽ thường tắm trong ngày lễ này và ăn bánh mì nướng trong ngày lễ Chilseok.

Ngày lễ Thất tịch ở Hàn
Người Hàn sẽ thường tắm trong ngày lễ này và ăn bánh mì nướng trong ngày lễ Chilseok

Việt Nam

Ở Việt Nam ngày lễ Thất tịch còn được gọi với cái tên dân dã là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Tên gọi này cũng xuất phát từ chính đặc điểm thời tiết của ngày này thường có mưa ngâu rả rích.  Tương truyền rằng mưa ngâu chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau, dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” là vì lẽ đó. Hằng năm vào ngày 7.7 âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ cầu tình duyên, con đàn cháu đống và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm 7.7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày lễ thất tịch ở Việt Nam
Ngày lễ thất tịch ở Việt Nam nhiều bạn trẻ lên chùa cầu duyên

Ngày lễ Thất tịch được đông đảo người dân  biết đến và tồn tại trong nền văn hóa Việt lâu đời. Người ta thường tránh cưới hỏi trong ngày Thất tịch vì sợ gặp phải sự không may mắn, tình yêu cách trở như Ngưu Lang và Chức Nữ. Đồng thời ngày này người dân còn kiêng khởi công xây dựng nhà cửa, kiêng làm điều ác, tránh sát sinh.

Tục ăn chè ngày Lễ Thất tịch

Theo quan niệm xa xưa ở nhiều nước phương Đông, đậu đỏ mang lại sự may mắn bởi màu đỏ đặc trưng cho sự tốt lành, tấn tới. Truyền thuyết cho rằng những người ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu, còn đã có đôi thì sẽ bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tuy rằng đó chỉ là lời tương truyền nhưng trong những năm gần đây nó đã trở thành trào lưu. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đã rủ nhau đi ăn chè đậu đỏ ngày này để mong nhanh “thoát ế”, sớm tìm được một nửa của đời mình.
Tục ăn chè đậu đỏ
Tục ăn chè đậu đỏ đã trở thành trào lưu trong những năm gần đây

Vào ngày lễ Thất Tịch, mỗi ở quốc gia sẽ có một món ăn riêng, trong đó ở Việt Nam tục ăn chè đậu đỏ cầu may đã ngày càng phổ biến. Cùng với đó, các bạn trẻ thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.