Thế giới sofa logo

Tìm hiểu lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo ở Việt Nam

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
0

Ngày truyền thống Tuyên giáo là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc xây dựng và phát triển đất nước? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa để có câu trả lời nhé.

Tìm hiểu lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo ở Việt Nam
Tìm hiểu lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo ở Việt Nam

Ngày truyền thống Tuyên giáo là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc xây dựng và phát triển đất nước? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa để có câu trả lời nhé. 

Nguồn gốc của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin. Tạo ra bước ngoặt căn bản trong việc hình thành con đường cứu nước của dân tộc là khi Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin vào tháng 7-1920.

Những nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng tiền bối trong việc truyền bá hệ tư tưởng Mác-xít và tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng… đã góp phần làm nên sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc, đó là thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

Sau Hội nghị thành lập Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên truyền – cơ quan tham mưu, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng với nhiệm vụ trước mắt là tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác – Lênin, về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đường lối cách mạng của Đảng; cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo Đảng làm cách mạng.

Nhất là ngày 1/8/1930, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên truyền đã xuất bản tài liệu mang tên “Ngày quốc tế đỏ 1-8”. Đây là tài liệu duy nhất và sớm nhất còn lưu giữ đến nay đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Sau khi phát hành, tài liệu thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người, có sức cổ vũ mạnh mẽ quần chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. 

Từ đó, ngày 1-8 trở thành một mốc son lịch sử, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa đối với công tác tuyên giáo của Đảng.

Đánh giá cao sự kiện lịch sử này, năm 2000, Bộ Chính trị (Khoá VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng – văn hoá của Đảng. Năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

Ngày 1/8/1930 được chọn là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
Ngày 1/8/1930 được chọn là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng

Ý nghĩa lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

Ngày 1/8/1930 được chọn là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng nhưng thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, công tác tuyên giáo đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng. Đây là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và nhất là thế hệ những cán bộ đã và đang công tác trong ngành Tuyên giáo. 

Ngày kỷ niệm của ngành Tuyên giáo là dịp để tất cả mọi người cùng ôn lại và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành Tuyên giáo. Bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lịch sử của ngành Tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Cùng với đó là củng cố và tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tuyên giáo ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị, biểu thị quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ý nghĩa lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo
Ý nghĩa lịch sử của ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

Các hoạt động trong Ngày truyền thống ngành tuyên giáo

Vào ngày 1/8 , các cơ quan đoàn thể sẽ tổ chức các hoạt động ý nghĩa diễn ra chào mừng ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. 

Các cuộc thi được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cùng với đó là các Chương trình nghệ thuật diễn ra xen kẽ trong các phần trao giải với các tiết mục ca múa nhạc của các tác giả đã đi cùng năm tháng. 

Hay các cuộc họp mặt nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập ngành tuyên giáo tại các tỉnh để thể hiện truyền thống, đạo lý, nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, là sự ghi nhận công lao đóng góp to lớn của các cán bộ ngành tuyên giáo cả nước và Ban Tuyên huấn T.Ư trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ hôm nay.

Các chương trình nghệ thuật kỷ niệm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo
Các chương trình nghệ thuật kỷ niệm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

Trên đây là những thông tin về ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa ra đời của ngành Tuyên giáo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.