Vải nilon là gì? Đặc điểm, tính ứng dụng trong đời sống
Vải nilon là một trong những chất liệu rất quen thuộc được ứng dụng trong nhiều mặt hàng. Cùng với nhiều chất liệu vải khác như cotton, kaki, vải bố, nỉ nhung… vải ni lông đang góp phần tạo ra những sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Vậy loại vải này là gì và có ưu nhược điểm nào? Hãy cùng Thế giới sofa khám phá ngay nhé!
Vải nilon là một trong những chất liệu rất quen thuộc được ứng dụng trong nhiều mặt hàng. Cùng với nhiều chất liệu vải khác như cotton, kaki, vải bố, nỉ nhung… vải ni lông đang góp phần tạo ra những sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Vậy loại vải này là gì và có ưu nhược điểm nào? Hãy cùng Thế giới sofa khám phá ngay nhé!
Vải nilon là gì?
Vải nilon có cấu tạo kiểu dạng polyme được làm từ dầu mỏ và than đá, không chứa thành phần hữu cơ như nhiều loại vải khác. Vải ni lông còn được gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamine aliphatic.
Quy trình sản xuất vải nilon
Quy trình sản xuất vải ni lông rất nghiêm ngặt với việc thực hiện phản ứng trùng hợp ngưng tụ trong điều kiện áp lực và nhiệt độ cao để tạo ra các tấm polyme. Sau đó, polyme được làm ấm, tiến hành rút ra để hình thành những sợi mảnh và dệt thành vải.
Các loại vải ni lông phổ biến hiện nay
Một số loại vải nilong được ứng dụng và sản xuất phổ biến hiện nay gồm:
- Nylon 6 – 6: Loại vải ni lông này còn được gọi là vải tổng hợp với thành phần chính là hexamethylene diamin, axit dicarboxylic. Sản phẩm có tính ứng dụng cao phù hợp với nhiều mặt hàng.
- Nylon 46: Loại vải này chỉ được sử dụng phổ biến trong sản xuất các động cơ thiết bị như phanh hoặc hệ thống làm mát khí.
- Nylon 510: Có nhiều đặc điểm gần giống với Nylon 6 – 6. Tuy nhiên chất liệu này khá đắt và thường được ứng dụng trong công nghệ và khoa học.
- Nylon 6: Thường được sử dụng để sản xuất quần áo, túi xách…
Ưu và nhược điểm của vải ni lông
Xunh quanh bạn có rất nhiều sản phẩm được làm từ chất liệu vải ni lông. Vậy thì bạn hãy cùng tìm hiểu những đặc tính của dòng vải này để chủ động hơn trong việc lựa chọn chất liệu vải cũng như bảo quản đúng cách nhé!
Ưu điểm
Tuổi thọ cao
Chắc chắn với chất liệu vải nilon thì phải nhắc đến ưu điểm về tuổi thọ cao, độ co giãn tốt. Khi được so sánh với nhiều loại vải khác thì vải ni lông vẫn được đánh giá cao hơn hẳn một bậc. Đồng thời loại vải này có khả năng chống xước và chống nấm mốc tốt.
Ít nhăn
Quần áo hay các vật dụng làm từ một số loại vải khác bị nhăn khiến bạn cảm thấy kém đi tính thẩm mỹ? Vậy thì bạn hãy thử sử dụng ngay các vật dụng làm từ vải ni lông. Đây là chất liệu dễ làm phẳng lại và rất ít bị nhăn.
Độ co giãn tốt
Bên cạnh đó, chất liệu vải ni lông còn được yêu thích bởi có độ co giãn tốt. Ngay cả khi bạn thử kéo căng vải thì nó vẫn không bị bai bị dão do có tính đàn hồi tốt.
Dễ nhuộm màu
Đây là chất liệu vải dễ nhuộm màu và tạo ra những thước vải có màu sắc đẹp và lên chuẩn màu nhất. Chất liệu này có khả năng giữ màu tốt nên không dễ bị phai màu như một số loại vải tổng hợp khác.
Nhanh khô
Khi giặt và phơi quần áo làm từ vải nilon bạn sẽ thấy nó có ưu điểm nhanh khô. Vì vậy, dòng vải này được nhiều nhà sản xuất sử dụng để sản xuất các bộ đồ bơi.
Có khả năng chống ánh nắng
Hơn nữa, chất liệu vải nilong còn góp phần trong việc chống nắng, giảm tác động của tia UV trực tiếp chiếu lên làn da.
Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm nhưng chất liệu này vẫn có một số nhược điểm như:
- Khả năng thấm nước kém nên khi mặc quần áo làm từ vải nilong sẽ khó thấm mồ hôi. Sử dụng vào mùa hè không thoáng khí, gây nóng bức bí.
- Dễ bị co lại, biến dạng khi gặp nhiệt độ cao khoảng 180 – 200 độ C. Do đó trong quá trình sử dụng bạn nên tránh phơi áo ở gần các thiết bị tỏa ra công suất lớn.
- Không có khả năng tự phân hủy, là vấn đề khiến nhiều cơ quan bảo vệ môi trường lo ngại.
Cách phân biệt vải nylon và vải polyester
Để phân biệt hai chất liệu này, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:
- Vải nilon có khả năng co giãn tốt hơn vải polyester.
- Vải ni lông khả năng giữ bền màu kém hơn vải polyester.
- Chất liệu vải ni lông mềm hơn so vởi vải polyester.
- Vải polyester thoáng mát hơn vải ni lông.
- Khả năng chống bám bụi của vải ni lông tốt hơn so với vải polyester.
- Nếu thử đốt hai loại vải này, bạn sẽ thấy vải nilong tỏa ra khói trắng, vải polyester tỏa ra khói đen.
Cách bảo quản vải ni lông trong quá trình sử dụng
- Không nên giặt áo với nước nóng. Hạn chế sử dụng máy sấy vải nilong. Tránh phơi áo dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp để giữ màu áo bền đẹp hơn.
- Hạn chế việc tẩy trắng quần áo vải nilong nhiều lần sẽ khiến áo quần nhanh bị mủn, bị rách hơn.
- Có thể giặt tay hoặc sử dụng máy giặt cho quần áo vải nilon.
- Không nên sử dụng máy ủi, là quần áo ở nhiệt độ cao
Vải nylong có tính ứng dụng cao trong ngành may mặc góp mặt trong các thương hiệu lớn như Adidas, Nike. Cùng với đó đây cũng là chất liệu phổ biến trong trang trí nội thất, sử dụng để sản xuất các mặt hàng như gang tay, thảm, tạp dề,… Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất để tạo ra lều, tấm dù, áo mưa, đàn ghi ta… Để lựa chọn các sản phẩm đúng chất liệu bạn hãy áp dụng những cách phân biệt mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên nhé!