Thế giới sofa logo

Màu nâu là màu gì? Khám phá ý nghĩa của màu nâu

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2022-03-30T00:00:00
151

Gam màu nâu không còn xa lạ trong cuộc sống. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của màu nâu ở rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Màu nâu là màu của đất mang đến nhiều ý nghĩa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa màu nâu thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Màu nâu là màu gì? Khám phá ý nghĩa của màu nâu
Màu nâu là màu gì? Khám phá ý nghĩa của màu nâu

Gam màu nâu không còn xa lạ trong cuộc sống. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của màu nâu ở rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Màu nâu là màu của đất mang đến nhiều ý nghĩa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa màu nâu thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Màu nâu là màu gì?

 Wikipedia định nghĩa màu nâu là màu tạo ra bởi sự kết hợp màu sắc giữa màu đỏ và màu xanh lá cây, màu da cam và màu xanh lam, hay màu vàng và màu tía với một tỉ lệ nhất định.

Màu nâu được đánh giá là gam màu gần nhất với tự nhiên giống với màu của đất. Ngoài ra, gam màu này còn rất gần màu của chất chứa tanin chiết ra từ củ nâu, dùng để nhuộm quần áo.

màu nâu
Màu nâu được đánh giá là gam màu gần nhất với tự nhiên giống với màu của đất

Các loại màu nâu và ý nghĩa của chúng

Màu nâu gồm nhiều cấp độ đậm nhạt khác nhau tùy vào các màu được sử dụng để trộn với nhau. Màu nâu có thể được tạo ra từ sự kết hợp của màu đen, màu vàng, màu cam, đỏ, xám, xanh lá cây, xanh dương, hồng và tím. Sự đa dạng trong việc trộn màu sắc vừa tạo nên sự phong phú cho nhãn quan đồng thời còn mang đến biến thể cho màu nâu.

  • Màu nâu nhạt cho thấy sự thân thiện, chân thành và trung thực.
  • Màu nâu đất thể hiện sự ấm áp và mộc mạc.
  • Màu nâu sẫm mang đến sự mạnh mẽ nhưng đôi khi cũng hơi trầm buồn.
  • Màu be được coi là thiết thực, đáng tin cậy, bảo thủ và trung thành.
Màu nâu đất
Màu nâu đất thể hiện sự ấm áp và mộc mạc

Quan niệm về màu nâu trong các nền văn hóa

Màu nâu tương đồng với màu của đất, đây cũng là gam màu mang nhiều ý nghĩa khác nhau ở các quốc gia. Màu nâu là màu của sự sống, của sự sinh sôi nảy nở.

Nguồn gốc đầu tiên của màu nâu là khi người ta thấy nó xuất hiện trong những lăng mộ tiền sử và ứng dụng trong tranh chạm khắc.

Còn tại Châu Phi thì màu nâu được dùng trong nghi thức thôi miên. Gam màu này tác động mạnh mẽ đến tâm trí của con người. Vì thế gam màu này cũng thường được ứng dụng trong phòng ngủ để mang lại giấc ngủ ngon hơn cho con người.

Đặc biệt tại Hy Lạp, màu nâu còn được tôn vinh là màu của Nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên và mùa màng sung túc – Demeter. Đây là gam màu tượng trưng cho vụ mùa bội thu, mọi người làm việc năng suất.

Những năm cuối thế kỷ XVI, màu nâu đen được ứng dụng rất nhiều trong các tác phẩm hội họa, mỹ thuật. Tiêu biểu nhất phải kể đến các danh họa nổi tiếng thời điểm đó như Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer hay Eugène Delacroix.

Tuy nhiên ở một số quốc gia màu nâu lại thể hiện cho sự đói nghèo. Điều này được nhìn thấy rõ nhất trên trang phục của những người nghèo. Trong khi giới vua chúa, quý tộc mặc trang phục màu vàng, màu sặc sỡ thì những người lao động nghèo thường xuất hiện với những bộ quần áo màu nâu.

Đối với người Slav màu nâu tượng trưng cho màu của vật tổ nên được người dân rất tôn kính. Họ thường tránh mặc áo màu nâu. Đối với người Hồi giáo màu nâu hạt dẻ lại là biểu tượng của những điều tiêu cực trong xã hội. Trong khi đó, màu nâu đối với người Công giáo thể hiện cho sự nghèo khổ, cho đạo đức kém, suy đồi.

Vì sao đã từng có thời gian người ta không thích màu nâu?

Đã có một thời gian dài người ta không thích màu nâu vì đó là màu của tầng lớp nghèo. Họ cho rằng gam màu này thể hiện cho sự túng thiếu và ám chỉ sự khiêm tốn.

Mãi cho đến thế kỷ XIX, màu nâu mới được ứng dụng trong các trang phục quân đội. Quần kaki màu nâu nhạt với ưu điểm dễ dàng ngụy trang nên đã được các Đức Quốc xã sử dụng và gọi họ là “Lính áo nâu”.

Kết quả nghiên cứu năm 2012 của các nhà nghiên cứu Úc rằng màu nâu đen là màu xấu xí nhất đã khiến một số quốc gia đưa ra luật buộc các hãng sản xuất thuốc lá phải đóng hộp thuốc bằng màu nâu. Điều này được cho là một trong những cách để giảm cảm giác thèm thuốc của người dùng.

Tuy nhiên sở thích màu sắc sẽ thay đổi theo từng giai đoạn và sở thích của từng người. Chẳng hạn bạn là người yêu thích công việc làm vườn thì bạn sẽ bạn sẽ thấy có thiện cảm hơn với gam màu nâu.

màu sắc
Đã có một thời gian dài người ta không thích màu nâu vì đó là màu của tầng lớp nghèo.

Màu nâu đối với các tôn giáo

Nếu người Hồi giáo coi màu nâu là màu của sự tàn phá và những điều tiêu cực suy đồi thì với đạo Kitô đây là gam màu thể hiện cho sự đam mê và các thế lực đen tối. Phổ biến hơn thì màu nâu ở nhiều nước tượng trưng cho sự đói kém, nghèo khổ.

Ý nghĩa màu nâu trong phong thủy

Trong phong thủy màu nâu được dùng trong thiết kế nội ngoại thất. Đặc biệt màu nâu hợp với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa giúp mang đến nhiều vận khí tốt lành. Ngược lại đây lại là gam màu kỵ với gia chủ mệnh Mộc bởi Mộc khắc Thổ.

Trong phong thủy màu nâu được dùng trong thiết kế nội ngoại thất. Đặc biệt màu nâu hợp với gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa giúp mang đến nhiều vận khí tốt lành. Ngược lại đây lại là gam màu kỵ với gia chủ mệnh Mộc bởi Mộc khắc Thổ.

Nếu chọn sơn màu nâu bạn nên chọn hướng nào? Đó là các hướng gồm Nam, Đông Nam. Đối với các hướng Đông Nam người ta thường hạn chế ứng dụng gam màu nâu.. Sử dụng gam màu nâu mang đến năng lượng tích cực cho gia chủ giúp mang đến nhiều tài lộc, sự may mắn và phát triển. Màu nâu tượng trưng cho đất mang đến ý nghĩa về sự ổn định, thịnh vượng và nhiều tài lộc, may mắn. Bạn có thể sử dụng gam màu nâu cho cả không gian nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng gam màu trong không gian, cần có sự kết hợp với các gam màu sắc khác để căn phòng không bị cảm giác tối. Trong đó màu trắng kết hợp với nâu mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Ngoài ra bạn có thể kết hợp màu nâu với màu cam, màu sơn nâu và vàng; phối màu sơn nâu và màu hồng; hay phối nâu và màu xám…

màu nâu
Ứng dụng màu nâu trong không gian sống

Màu nâu trong thời trang

Trước thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường thì gam màu nâu cũng dần trở thành sắc màu được nhiều nhà thiết kế thời trang sử dụng. Đỉnh điểm vào năm 2017, Gucci cùng với North Face, Comme des Garçons đã cho ra đời những dòng thời trang dã ngoại với nhiều gam màu nâu tự nhiên rất ấn tượng.

Dưới góc độ của các nhà sản xuất thì màu nâu có ưu điểm dễ nhuộm hơn các gam màu sáng giúp tiết kiệm chi phí. Đây là gam màu cực kỳ được yêu thích của The North Face và Salomon với việc bảo vệ môi trường.

Màu nâu mang đến sự hoài cổ được ứng dụng phổ biến trong nền văn hóa Phục Hưng. Đây là gam màu xuất hiện rất nhiều trên những sàn diễn thời trang. Đặc biệt với những ai yêu thích sự tối giản thì màu nâu là gam màu cực kỳ phù hợp. Những thương hiệu hàng đầu về thời trang nổi tiếng với sự kết hợp hoàn hảo giữa các gam màu nâu gồm: Brunello Cucinelli, Bottega Veneta và Prabal Gurung trên sàn diễn thời trang Thu Đông. Đây cũng là gam màu nổi bật gắn với những người nổi tiếng như Kim Kardashian, Kylie Jenner, Bella Hadid… cũng ngập tràn sắc nâu.

Đặc biệt nhất là màu nâu gỗ đây là gam màu đã và đang được yêu thích cho nhiều thương hiệu lớn. Màu nâu trầm toát nên sự thanh lịch, sang trọng và quý phái. Màu nâu đất còn được ví như làn gió mới thổi hồn cho lịch sử thời trang. Gam màu này cũng đặc biệt được yêu thích với những bộ thời trang ở nhà. Cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn thấy những bộ trang phục này chính là sự nhã nhặn, đơn giản, dễ mặc.

màu nâu
Hiện nay màu nâu được nhiều người yêu thích trong thời trang

Ý nghĩa màu nâu trong tâm lý học

Mỗi màu sắc lại có một ý nghĩa khác nhau trong tâm lý học. Với gam màu nâu thì không chỉ một mà bạn sẽ thấy tâm lý học phân tích gam màu này ở rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó bao gồm cả ý nghĩa thể hiện sự tích cực và cả hơi hướng chút tiêu cực.

Màu sắc tạo dựng niềm tin

Màu nâu luôn thể hiện được sự trầm ấm và mang đến sự tin tưởng. Các mặt hàng có màu nâu tự nhiên vừa mang đến sự sang trọng, vừa thể hiện được sự gần gũi tạo cảm giác tin tưởng cho người mua. Các chuyên gia tâm lý học khuyên nên sử dụng màu nâu để tạo dựng niềm tin trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.

Lối sống đơn giản

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý những người thích màu nâu thường là người thích lối sống đơn giản, mộc mạc, khiêm tốn. Họ thường có tính cách chăm chỉ và chịu khó, đồng thời là người sống có lý trí mạnh mẽ.

Màu nâu – Ý nghĩa của sự trung thực và cởi mở

Nhìn vào sắc nâu chúng ta có cảm giác dịu nhẹ và tối giản. Những người thích màu nâu cũng dễ nhận được sự tin tưởng và được đánh giá cao về tính cách trung thực và nhiệt tình. Họ thường là người ấm áp, có cách đối xử với mọi người một cách chân thành.

Thư giãn và bình tĩnh

Không gian có sắc nâu tạo cảm giác cho con người thư giãn và bớt căng thẳng. Do đó khi mệt mỏi hay gặp phải nhiều áp lực, căng thẳng người ta thường tìm đến những không gian tĩnh lặng gắn liền với cây cối, đất đai để cân bằng cảm xúc. Màu nâu cũng là gam thường được kết hợp trong phòng ngủ, phòng khách để tạo sự yên bình.

Bên cạnh đó, ý nghĩa của màu nâu còn tùy thuộc vào sắc thái, mức độ đậm nhật của nó. Với màu nâu nhạt người ta nghĩ ngay đến sự trung thực, thân thiện, dễ gần và nhiệt tình. Với màu nâu đậm thì đó lại là gam màu tượng trưng cho sức mạnh, cho sự mạnh mẽ.

Với những thông tin thế giới sofa đã cung cấp chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về các gam màu nâu và ý nghĩa màu nâu. Nếu yêu thích gam màu này thì bạn đừng bỏ qua việc ứng dụng vào không gian sống nhé.