Thế giới sofa logo

27/7 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 27/7

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2022-06-20T00:00:00
0

27/7 là ngày gì? Đây là câu hỏi mà không ít các bạn học sinh thắc mắc. Chuẩn bị chào đón tháng 7 sắp tới, chúng ta hãy cùng điểm lại sự kiện, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 27/7.

27/7 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 27/7
27/7 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 27/7

27/7 là ngày gì? Đây là câu hỏi mà không ít các bạn học sinh thắc mắc. Chuẩn bị chào đón tháng 7 sắp tới, chúng ta hãy cùng điểm lại sự kiện, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 27/7.

27/7 là ngày gì?

Ngày 27/7 là ngày Thương binh liệt sĩ đây là một sự kiện lớn tại Việt Nam. Mỗi năm vào ngày này cả nước sẽ cùng nhau đánh lên hồi chuông về lòng biết ơn đối với sự hi sinh anh dũng của thế hệ cha ông để chúng ta có được nền độc lập dân tộc, tự do dân chủ ngày hôm nay. Mọi người dân Việt dù ở nơi đâu cũng không quên tri ân những người chiến sĩ, liệt sĩ, thương binh, những người có công với cách mạng trong cuộc chiến giành lại độc lập của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Vào ngày lễ đặc biệt này, các đơn vị ban ngành, đặc biệt là hội cựu chiến binh sẽ tổ chức thăm và tặng quà cho những gia đình thương binh liệt sĩ. Đồng thời, tổ chức chương trình tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ của địa bàn.

27/7 là ngày gì
Ngày 27/7 là ngày Thương binh liệt sĩ đây là một sự kiện lớn tại Việt Nam.

Lịch sử hình thành ngày Thương binh liệt sĩ

Sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức ra đời và là niềm phấn khởi của nhân dân. Thế nhưng, bên cạnh thành công này thì chúng ta đã phải đánh đổi bằng máu và tính mạng của hàng ngàn binh sĩ.

Tuy nhiên, khi mới được thành lập, chính quyền cách mạng còn quá non trẻ đã khiến thực dân pháp có âm mưu trở lại xâm lược Việt Nam bằng cách thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ.

Với tinh thần kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc, khẳng định chủ quyền và bảo vệ thành quả của cách mạng. Toàn dân và quân ta đã lại một lần nữa chiến đấu anh dũng ở những nơi thực dân pháp chiếm đóng. Tuy nhiên, đã có rất nhiều chiến sĩ và đồng bào ta bị thương, vĩnh viễn nằm lại chiến tường khiến nỗi đau mất người thân, mất đồng đội bao trùm lên không khí. Nhiều gia đình chỉ vừa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn một ngày đã phải chấp nhận cảnh lìa xa mãi mãi.

Với mong muốn xoa dịu nhân dân trước nỗi đau mất người thân bởi thực dân xâm lược, chính quyền Việt Nam đã vận động thành lập nên tổ chức lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau được đổi tên thành Hội giúp binh sĩ bị thương) vào đầu năm 1946 tại Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều khu vực khác với mục đích giúp đỡ các binh sĩ bị thương, binh sĩ hy sinh trên mặt trận.

Vào ngày thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng của hội. Vào ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” đã tổ chức một buổi nói chuyện quan trọng về các vấn đề liên quan đến hoạt động của hội. Cho đến chiều ngày 11/7/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” đã có một buổi kêu gọi quyên góp quần áo, mũ nón, giày dép cho các chiến sĩ đang chống giặc ngoài mặt trận. Tại đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo rét mình đang mặc để tặng cho binh sĩ, sự kiện là khởi đầu của cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ đã khiến bộ đội ta bị tổn thương nghiêm trọng về quân lực và vật lực. Đời sống của toàn bộ nhân dân gặp vô vàn những khó khăn và thử thách.

Vào thời điểm này, nhà nước đã quyết định rất nhiều chính sách quan trọng có liên quan đến công tác hỗ trợ thương binh liệt sĩ để có thể đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ và các gia đình chiến sĩ trong kháng chiến.

Vào tháng 6 năm 1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Hội Phụ nữ cứu quốc và một số tổ chức đã có một cuộc họp quan trọng tại Đại Từ – Thái Nguyên. Tại cuộc họp, mọi người đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh liệt sỹ trên toàn quốc. Ngày này đã nổ ra cuộc mít tinh trên toàn quốc với khoảng 2000 người tham gia tại địa phận tỉnh Thái Nguyên., tại cuộc mít tinh, ban tổ chức cũng đọc thư của chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh và các gia đình liệt sỹ. Đồng thời, người cũng gửi tặng một tháng lương, một chiếc áo lụa và một bữa ăn của nhân viên tại phủ chủ tịch cho các hoạt động tri ân thương binh liệt sỹ.

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng năm 1954, đảng và nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thương binh và gia đình liệt sỹ. Bên cạnh đó, tình từ năm 1955  thì ngày 27/7 hàng năm được chính thức đổi tên thành ngày Thương binh liệt sỹ trên cả nước và tồn tại cho đến ngày nay.

27/7 là ngày gì
Mỗi năm cứ đến ngày 27/7 là dịp mỗi người con Việt nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc

Những ý nghĩa của ngày thương binh liệt sỹ 27/7

Ý nghĩa về chính trị

  • Dù đã nhiều thập kỷ qua đi nhưng ký ức về thời kỳ máu lửa vẫn còn nguyên trong tâm trí mỗi người dân Việt. Mỗi năm cứ đến ngày 27/7 là dịp mỗi người con Việt nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện sự tri ân to lớn đối với những cống hiến và hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Từ đó, nâng cao ý thức về nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đất nước.
  • Củng cố niềm tin của nhân viên với chính quyền, tăng tiềm lực cách mạng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
27/7 là ngày gì
Mỗi năm cứ đến ngày 27/7 là dịp mỗi người con Việt nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc

Ý nghĩa nhân văn

Thể hiện lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Quốc tế nụ hôn là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa

Như vậy, Thế giới sofa đã giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc về 27/7 là ngày gì? Ngày thương binh liệt sĩ hàng năm, chúng ta hãy cùng bày tỏ tấm lòng tri ân đối với các gia đình liệt sĩ. Đồng thời cùng nhau duy trì truyền thống “hiếu nghĩa bác ái” và lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc.