Làm sao để thay bàn thờ Thần Tài cũ: đốt, bỏ hay thả trôi sông?
Bàn thờ Thần Tài có ở rất nhiều gia đình Việt bởi gắn liền với con đường tiền tài của gia chủ. Mỗi ngày, khi khấn Thần Tài ai cũng mong ước sẽ thuận về đường làm ăn buôn bán hay sự nghiệp hanh thông, thăng quan tiến chức. Thế nhưng nếu bàn thờ xuất hiện ẩm mốc, mối mọt thì nên xử lý như thế nào cho đúng? Nếu bỏ bàn thờ cũ thì bỏ thế nào để không mạo phạm thần linh? Những điều thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bàn thờ Thần Tài có ở rất nhiều gia đình Việt bởi gắn liền với con đường tiền tài của gia chủ. Mỗi ngày, khi khấn Thần Tài ai cũng mong ước sẽ thuận về đường làm ăn buôn bán hay sự nghiệp hanh thông, thăng quan tiến chức. Thế nhưng nếu bàn thờ xuất hiện ẩm mốc, mối mọt thì nên xử lý như thế nào cho đúng? Nếu bỏ bàn thờ cũ thì bỏ thế nào để không mạo phạm thần linh? Những điều thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tại sao nhiều gia đình thờ Thần Tài?
Thần Tài được lưu truyền là một vị thần cai quản tiền bạc trên thiên đình. Có một lần ngài say rượu và đã rơi xuống trần gian. Điều tuyệt vời là những nhà ngài ghé qua đều gặp rất nhiều may mắn và cuộc sống vô cùng sung túc. Từ đó, người dân đều tin rằng khi thờ vị thần này sẽ được thần phù hộ cho gia đình “ăn lên làm ra” hơn.
Đặc biệt, đối với những ai làm công việc kinh doanh thì hầu hết trong nhà, tại các cửa hàng đều có bàn thờ Thần Tài.
Có nên thay bàn thờ Thần Tài không?
Xung quanh câu hỏi có nên thay bàn thờ Thần Tài mới không đã có rất nhiều người thắc mắc. Bàn thờ Thần Tài là nơi thể hiện tấm lòng thành kính đối với vị thần này. Vì thế, khi bàn thờ đã cũ, có nhiều dấu hiệu mục nát thì việc thay bàn thờ mới là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, nếu bàn thờ còn mới thì bạn không nên thay mới, di chuyển bàn thờ quá nhiều. Trừ trường hợp chuyển công ty, chuyển cửa hàng chủ kinh doanh cần thay đổi, di chuyển bàn thờ. Bên cạnh đó, trường hợp chuyển hướng bàn thờ đẹp, hợp phong thủy để việc làm ăn hồng phát hơn.
Thay bàn thờ Thần Tài nên chọn ngày nào?
Ngày thay bàn thờ cũng nên chọn vào ngày đẹp. Một số lưu ý khi chọn ngày thay bàn thờ:
- Dân gian lưu truyền nên chọn vào ngày rằm.
- Tuyệt đối tránh các ngày đại kỵ như ngày tam nương, sát chủ, không vong… và những ngày xấu theo ngày tử vi và sư thầy.
- Không di chuyển xê dịch bàn thờ vào tháng 7 theo quan niệm đây là tháng cô hồn sẽ không mang lại may mắn.
- Gia chủ có thể chọn ngày hợp với tuổi và mệnh của gia đình.
Đặc biệt nhiều gia đình thường lựa chọn thời điểm cuối năm để thay bàn thờ Thần tài cũ để mang đến nhiều điều may mắn, tốt lành hơn. Nên chọn bàn thờ mới có kích thước và mẫu mã phù hợp với không gian.
Cách thay bàn thờ Thần Tài cũ chuẩn nhất
Cúng bỏ bàn thờ Thần Tài cũ
Không tự ý bỏ bàn thờ Thần Tài mà gia chủ nên tiến hành lễ cúng bỏ theo phong thủy.
Chuẩn bị đồ cúng lễ gồm xôi, giò, gạo, muối, nước, rượu trắng, mâm ngũ quả có màu sắc tươi, trầu cau, thẻ nhang và tiền vàng.
Văn khấn thay bàn thờ Thần Tài
Để đảm bảo việc thay bàn thờ mới không mạo phạm các vị thần thì gia chủ cần khấn bái. Nội dung khấn thông báo lý do thay bàn thờ và xin ngài phù hộ độ trì.
Hôm nay nhân ngày … tháng … năm … ( âm lịch)
Gia chủ tên … ngụ tại…
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, phước khí viên mãn. Tín chủ con xin mạn phép cung thỉnh thay bàn thờ cũ và không rộng lớn bằng bàn thờ mới để tiện việc bày cúng vật thực lễ phẩm được đầy đủ hơn.
Nay kính cáo cùng chư vị Thổ Công – Tài Thần, Thượng trung hạ đẳng chư thần an tọa vào lư hương trên bàn thờ để gia độ hộ trì cho con được nhiều sức khỏe, phước thọ khang ninh và trăm sự vẹn toàn, vạn sự như ý.
Sau đó, gia chủ đợi cho nhang cháy hết thì hóa tiền vàng. Cuối cùng, rải muối, rượu và gạo ở trước cửa.
Cách xử lý bàn thờ Thần Tài cũ
Đối với các vật cúng, bàn thờ gia chủ không nên tùy tiện đốt hay bỏ. Ngay cả khi đã khấn xin Thần tài thay bàn thờ mới thì bàn thờ cũ cũng nên xử lý một cách cẩn thận.
- Gia chủ phải vái 3 lạy trước bàn thờ Thần Tài và khấn các thần cho phép giải bàn thờ. Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ cúng bàn thờ tổ tiên, thần linh.
- Nếu đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên hóa thành tro rồi rải trực tiếp xuống ao hồ xung quanh nhà nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với các vật phẩm thờ cúng không dùng nữa. Không nên thả trôi sông tránh trường hợp sẽ bị người khác sử dụng vào các mục đích không phù hợp. Tuyệt đối tránh để ở bãi rác hoặc những nơi không sạch sẽ.
Rời bàn thờ về nơi mới cần chú ý những gì?
Khi di chuyển bàn thờ về địa điểm mới(nhà mới, cửa hàng mới) thì gia chủ cần chú ý những điều dưới đây:
- Nên chuẩn bị mâm lễ vật cúng tạ Thổ thần trước khi chuyển đến một ngày.
- Gia chủ cần phải đứng trước bàn thờ để vái 3 lạy khấn xin cùng thần linh chấp thuận chuyển sang nơi thờ cúng mới.
- Khi chuyển lư hương thì cần chuẩn bị hương đăng trà quả, không chỉ ở bàn thờ thần tài ông địa mà cả ở những bàn thờ gia tiên và các thần linh khác để các ngài minh chứng cho quan thần tài thụ lễ lộc và thỉnh ngài đi nơi khác.
- Khi di chuyển bát nhang thờ Thần Tài sang nơi khác, gia chủ cần dùng một tấm khăn đỏ che lại không để bát hương lộ thiên nhằm tránh các “vong” vãng lai nhập vào.
- Đặc biệt gia chủ tuyệt đối tránh nhầm giữa bát hương Thần Tài với những bát hương thờ khác. Nên đặt riêng từng bát hương khi di chuyển để tránh trường hợp lẫn bát hương. Khi nén nhang đã cháy hết, gia chủ có thể hóa cùng tiền vàng mã, sau đó thả trôi theo đồ thờ Thần Tài.
- Chú ý đặt bàn thờ ở hướng phong thủy, hợp với mệnh gia chủ để việc làm ăn “thuận buồm xuôi gió”.
- Ngay sau khi đã bài trí bàn thờ gia chủ cần dùng khăn sạch và rượu gừng để lau bàn thờ. Điều này cũng là cách để tịnh hóa và tẩy uế, khai pháp cho bàn thờ được nhiều gia đình áp dụng.
Cúng đổi bàn thờ Thần Tài mới
Hoàn thành mọi việc lau dọn, khai pháp bàn thờ thì gia chủ bắt đầu cúng đổi bàn thờ Thần Tài mới. Gia chủ nên chọn cúng bàn thờ vào những ngày đẹp, hợp phong thủy để làm lễ.
Lễ vật cúng đổi bàn thờ Thần Tài mới gồm:
1 lọ hoa gồm 5 bông hoa hồng, 1 đĩa trầu cau gồm: một quả cau và ba lá trầu, 1 con gà lễ, 1 bát nước lã sạch, 1 đĩa xôi đỗ, 1 chai rượu trắng, 1 đĩa hoa quả, 1 cầu vàng màu vàng gồm có: 1000 vàng, sớ thiên di linh vị thần Tài, 1 con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ, tiền vàng, 1 bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa.
Khi đã thay bàn thờ mới và hoàn tất bày trí phong thủy thì gia chủ cần thắp hương và khấn thỉnh Thần Tài về bàn thờ mới. Nếu gia chủ không rõ về cách thay bàn thờ Thần Tài mới này thì có thể tìm đến các thầy phong thủy để chọn ra một vị trí tốt.
Như vậy thì nếu bàn thờ Thần Tài đã cũ hay kích thước không phù hợp gia chủ có thể thay. Chỉ cần bạn làm một việc một cách tỉ mỉ và tránh những điều tối kỵ. Với những chia sẻ về cách thay bàn thờ Thần Tài mới trên, hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều gia chủ. Chúc cho gia đình bạn làm ăn phát tài phát lộc, tiền bạc sung túc.