Foam là gì? Thường được ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Foam là gì? Nó có đặc điểm như thế nào và thường được ứng dụng vào các lĩnh vực gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé! Đây là một loại chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Hiểu về ưu nhược điểm của foam sẽ giúp bạn chủ động trong việc chọn mua và lựa chọn vật liệu chất lượng.
Foam là gì? Nó có đặc điểm như thế nào và thường được ứng dụng vào các lĩnh vực gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé! Đây là một loại chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Hiểu về ưu nhược điểm của foam sẽ giúp bạn chủ động trong việc chọn mua và lựa chọn vật liệu chất lượng.
Foam là gì?
Foam còn được gọi là xốp hoặc mút – những cái tên này quen thuộc và gần hơn với người tiêu dùng. Foam là một chất liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là chăn ga gối đệm. Nó có cấu tạo từ các bọt khí xuất phát từ một chất lỏng hoặc rắn.Lần đầu tiên chất liệu này được ứng dụng vào sản xuất vào khoảng thế kỷ XX.
Lịch sử nguồn gốc chất liệu foam
Về thời gian, foam được tìm thấy vào khoảng 500 năm trước công nguyên. Ban đầu nó được sản xuất chủ yếu từ mủ cao su có sẵn trong tự nhiên. Sau đó, chất liệu foam ngày càng được cải tiến để tạo ra giá trị kinh tế tốt hơn. Cũng từ đó loại foam tổng hợp đã ra đời với nhiều ưu điểm nổi bật. Sản phẩm thích hợp ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất, lĩnh vực xây dựng, thời trang, chăn ga đệm…
Ngay khi được phát hiện, foam đã gây ấn tượng bởi nhiều ưu điểm như trọng lượng nhẹ và tỷ trọng thấp mang đến nhiều lợi thế trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Sau đó, chất liệu này được đưa vào quá trình nghiên cứu tại các cơ quan vũ trụ hàng không tại NASA. Từ đó nó được sử dụng để giảm tác động của áp suất trong không gian đối với cơ thể. Dần dần, nó trở thành chất liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm bảo hộ giúp bảo vệ sức khỏe cho các phi hành gia.
Xuyên suốt hơn 50 năm qua, chất liệu foam ngày càng được cải tiến, nghiên cứu phát triển để mang tới những sản phẩm đỉnh cao. Công thức, công nghệ sản xuất các loại foam đa dạng. Nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ với 2 loại chính là Memory Foam và Polyurethane Foam.
Cấu tạo chất liệu foam
Nhìn qua thì các dòng foam thường có vẻ ngoài nhìn dạng đặc. Tuy nhiên, nếu xét theo cấu tạo thì foam sẽ có cấu trúc dạng lỗ hổng và cả dạng ô kín. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng cụ thể như sau:
– Foam có cấu trúc lỗ hổng: Bao gồm một hệ thống các lỗ hổng liên kết với nhau và tạo thành một mạng lưới chặt chẽ tạo nên một chất liệu tuyệt vời.
– Foam có cấu trúc ô kín: Nhìn chung foam có mật độ các phân tử liên kết với nhau dày đặc và được nén lại với nhau. So với foam lỗ hổng thì loại foam này có cấu trúc ổn định hơn, có độ đàn hồi tốt hơn. Đồng thời khả năng hấp thụ độ ẩm ít cũng là một trong những ưu điểm của dòng sản phẩm này.
Phân loại chất liệu foam
PU Foam
PU Foam còn gọi là mút xốp, có cấu tạo là một loại nhựa kiểu dạng bọt. Cấu tạo của loại PU foam gồm chất lỏng polyol cùng với nhiều chất khác như Polymethylene, Isocyanate, Polyphynyl. Đây là những chất giúp tăng độ căng cứng cũng như đảm bảo độ êm ái của foam.
Với đặc trưng như vậy thì dòng PU Foam thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Tiêu biểu nhất phải kể đến các ngành như thời trang, đệm cao cấp.
Memory Foam
Memory Foam là foam dạng cao cấp, được nghiên cứu bởi NASA. Sản phẩm được sử dụng để sản xuất các vật phẩm để bảo vệ các phi hành gia giảm thiểu những áp lực bên ngoài không gian Trái Đất.
Thành phần chính của loại Foam này gồm: Polyurethane và một số chất phụ gia để cải tiến độ đàn hồi và dẻo dai của chất liệu. Loại Foam này được kỳ vọng là có thể mang đến foam chất lượng cao như cao su thiên nhiên. Sản phẩm đã và đang dần được sử dụng để thay thế foam cao su ngày càng hiếm trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được đánh giá cao về tính đàn hồi, độ êm cũng như việc đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe người dùng.
Hơn nữa các loại nệm làm từ chất liệu này foam Memory còn có ưu điểm là chống nấm mốc, chống bám bụi và có tính thoát nhiệt tốt. Ngoài ra, sản phẩm còn được yêu thích bởi khả năng nâng đỡ cơ thể, giúp giảm các triệu chứng đau lưng nhức mỏi.
PVC Foam
PVC Foam với các thành phần chính được làm từ nhựa PVC, bột gỗ, foam và một số chất phụ gia cần thiết. Sau đó, các thành phần này được pha trộn theo một tỷ lệ định sẵn và tạo hình cho sản phẩm.
Sản phẩm có ưu điểm vượt trội về trọng lượng nhẹ, khả năng thoát nhiệt tốt, độ bền cao lên đến hơn 30 năm và có khả năng chống thấm nước. Chất liệu này đã được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng như: Tủ, bàn ghế, Đệm bông, Vách ngăn, chậu cảnh, hàng rào, Biển quảng cáo…
PE Foam
PE Foam có cấu tạo nhìn giống foam dạng mút xốp kiểu mỏng. Sản phẩm được đánh giá cao về độ dẻo cũng như sự mềm mại. Một điều hay ở chất liệu foam này khiến các nhà sản xuất rất thích thú đó là có thể dễ dàng điều chỉnh độ dày hoặc mỏng của PE Foam mang đến những sản phẩm đa dạng, đáp ứng theo từng nhu cầu của người dùng.
Hiện dòng PE Foam đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng thay thế cho cao su hay nilon.
PE Foam là vật liệu quan trọng dùng để sản xuất nhiều sản phẩm như thảm thể thao, bao bì, xốp bảo vệ đệm hoặc miếng đệm nằm, ngồi… Nó còn được ứng dụng trong sản xuất các loại bao bì, đóng gói với mong muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Loại vật liệu này có ưu điểm tái chế dễ dàng, giá thành thấp và không có mùi khét khó chịu.
Đặc tính của chất liệu foam
Cùng với câu hỏi foam là gì nhiều người cũng thắc mắc vì sao chất liệu foam ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Điều này xuất phát từ chính những ưu điểm vượt trội của các dòng foam hiện nay.
Có tính đàn hồi tốt
Đã có một khoảng thời gian dài người tiêu dùng chán ngán vì tình trạng nệm nằm, nệm ngồi dễ bị xẹp lún. Điều này gây ra cảm giác đau mỏi lưng, hông khi ngồi, nằm lâu trên nệm. Foam ra đời như một câu trả lời hoàn hảo nhất cho những mong muốn của người dùng về một sản phẩm có độ đàn hồi tốt, giúp cơ thể giảm được các áp lực khi nằm, ngồi.
Mang đến sự êm ái
Ngoài khả năng đàn hồi cực kỳ tốt, foam còn mang đến sự êm ái thoải mái cho người dùng. Sản phẩm ra đời giúp giảm đau nhức, mỏi lưng, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe người sử dụng.
Trọng lượng nhẹ
Thay vì sử dụng những chiếc nệm cồng kềnh và có trọng lượng nặng thì bạn đã có một siêu phẩm ấn tượng và nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng nệm làm từ foam cao cấp. Sản phẩm có đặc điểm là trọng lượng nhẹ, giúp cho việc vận chuyển, bảo quản, cất giữ trở nên dễ dàng hơn.
Độ bền cao
Hơn nữa foam có tuổi thọ cao có thể sử dụng lên đến hàng chục năm vẫn cho độ êm và sự đàn hồi tốt. Đặc biệt nhất là những dòng foam cao cấp độ bền càng cao. Sau hàng chục năm sử dụng, sản phẩm vẫn không bị biến dạng hay bị võng lún.
An toàn cho sức khỏe, Thân thiện với môi trường
Sử dụng chất liệu foam không chứa hóa chất độc hại, không gây mùi, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời do có khả năng tái chế dễ dàng nên dòng sản phẩm này cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, môi trường, giảm lượng rác thải mỗi ngày.
Dễ dàng vệ sinh
Hơn nữa các dòng foam hiện đại hiện nay còn có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh. Bạn có thể giặt tay hoặc sử dụng các dịch vụ giặt là để làm sạch, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
Nhược điểm của foam
Giá thành cao
- Đệm làm từ foam có giá thành cao hơn so với những sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, ưu điểm cũng như độ bền của sản phẩm vẫn là điểm cộng để chất liệu foam thu hút đông đảo người tiêu dùng.
- Có thể làm nóng lưng khi sử dụng: vì chất liệu foam có đặc điểm là giữ nhiệt nên khi sử dụng đệm foam nhiệt lượng tỏa ra từ cơ thể được hấp thụ và lưu lại khi sử dụng vào mùa hè có thể gây nóng bức, khó chịu. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được.
Cách khắc phục tình trạng nóng lưng khi nằm đệm foam
Với những loại foam có cấu trúc dạng hệ thống các bọt khí dày đặc thì khả năng thoát nhiệt kém, gây nóng bức bí khi sử dụng vào mùa hè. Để khắc phục bạn có thể áp dụng những cách sau:
– Cách 1: Bạn hãy sử dụng chiếc giường có gầm cao, nan giường cách đều nhau và thưa để có không gian thoáng mát tránh việc tích tụ nhiệt.
– Cách 2: Sử dụng một vỏ bọc nệm được làm từ vật liệu tự nhiên, mát mẻ, thoáng khí có thể làm giảm nhiệt khi sử dụng nệm vào mùa hè.
– Cách 3: Sử dụng lớp topper, đây là một lớp tiện ích thường dày khoảng 3cm được sử dụng để trải trên bề mặt đệm có tính năng làm mát rất tốt. Ngoài ra, lớp topper còn giúp chiếc nệm trở nên mềm mại hơn, sử dụng được lâu hơn.
Đặc biệt những dòng foam có cấu tạo thoát khí còn được ưa chuộng với khả năng thoát nhiệt tốt. Những mẫu đệm chỉ sử dụng được vào mùa đông đã dần trở nên lỗi mốt. Giờ đây, bạn có thể sử dụng những dòng nệm 4 mùa với độ thoáng khí cao.
Tóm lại, foam là một chất liệu dạng mút mang tính ứng dụng cao. Sản phẩm hiện đang là vật liệu vượt trội được sử dụng để sản xuất trong nhiều ngành hàng và nhiều lĩnh vực. Khi đã hiểu foam là gì và có những ưu điểm như thế nào bạn có thể mua thử những chiếc nệm làm từ foam cao cấp để trải nghiệm cảm giác êm ái nhất mà thế giới sofa đã nhắc đến.