Thế giới sofa logo

Loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay?

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2021-12-03T00:00:00
0

Gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất. Mặc dù có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp cũng được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ và tuổi thọ. Vậy loại gỗ này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ về dòng gỗ này thì hãy tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay?
Loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay?

Gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất. Mặc dù có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp cũng được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ và tuổi thọ. Vậy loại gỗ này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ về dòng gỗ này thì hãy tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ ép được sản xuất từ sự kết hợp giữa các vụn gỗ kết hợp với keo và hóa chất. Thường thì những vụn gỗ này được tận dụng từ những nguyên liệu thừa, sau đó được tái sinh làm thành những tấm gỗ hoàn chỉnh. Gỗ được nghiền nát thành bột và được kết hợp với keo, các chất phụ gia sau đó được ép lại dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn.

gỗ công nghiệp là gì
Gỗ công nghiệp được sản xuất từ những vụn gỗ

Hầu hết các sản phẩm nội thất hiện nay đều được làm từ 2 thành phần chính gồm: lớp bề mặt và cốt gỗ công nghiệp. Bề mặt được dán bằng các chất liệu thông dụng như acrylic, laminate, melamine, veneer,…. Cốt gỗ công nghiệp thường được lấy từ những loại gỗ ngắn ngày như: keo, bạch đàn, cao su,…

Các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC (tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard) là loại gỗ được ứng dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm nội thất. Loại gỗ này được đánh giá bền, tốt và chắc chắn. Gỗ MFC sử dụng các thân cây, cành cây gỗ ngắn ngày quen thuộc như cây bạch đàn cây keo, cây cao su… Trải qua quá trình nghiền nhỏ thành dăm và trộn với keo, xử lý ở áp suất cao, những tấm gỗ MFC ván dày đã ra đời. Đặc biệt để tăng thêm độ sáng bóng và tăng độ bền cho những tấm gỗ, các nhà sản xuất thường phủ thêm một lớp Melamine chống nước, chống trầy xước. Bề mặt gỗ trơn với những họa tiết, đường vân giả gỗ nhìn.

Gỗ MFC
Gỗ MFC

Gỗ công nghiệp MDF

Bạn đã từng thắc mắc gỗ MDF là gì? Tên đầy đủ của nó là Medium Density Fiberboard. Loại gỗ này có quy trình sản xuất khác với gỗ MFC, thay vì nghiền cành cây thân cây thành những vụn gỗ găm như MFC thì để làm gỗ MDF người ta sẽ nghiền nhỏ thành sợi. Tiếp đó nó được ép thành ván gỗ với độ dày trong khoảng từ 2,5 – 25 mm, kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4. Trong đó tấm ván MDF có độ dày thông dụng gồm: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. MDF làm cốt gỗ tuyệt vời cho phủ laminate, melamine, pvc… Cốt gỗ MDF cũng có loại thường và loại lõi xanh chống ẩm.

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF được làm từ bột của các loại gỗ tự nhiên. Các sản phẩm làm từ gỗ HDF có bề mặt nhẵn mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ. Đồng thời sản phẩm có độ cứng và khả năng chống mối mọt tốt. Những tấm gỗ HDF thường có kích thước 2.000mm x 2.400mm cùng độ dày từ 6mm – 24mm. Sau khi được định hình về kích thước các tấm ván gỗ sẽ được tạo vân và phủ bóng.

Gỗ HDF
Gỗ HDF

Gỗ Plywood

Gỗ Plywood còn có tên gọi khác là ván ép. Đây là gỗ có khả năng chịu lực tốt do được làm từ những miếng gỗ mỏng và ép ngang ép dọc trái chiều nhau. Hiện gỗ Plywood được đánh giá là một trong những loại gỗ có khả năng chịu lực tốt nhất, hơn cả MFC và MDF.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh được sản xuất từ các loại gỗ rừng. Những thanh gỗ rừng được xử lý hấp sấy dựa trên dây chuyền hiện đại. Cùng với đó là các công đoạn bào, phay, ghép, cưa, chà và phủ thêm lớp sơn trang trí.

ưu điểm của gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp dễ dàng thi công

Ván gỗ nhựa

Ván gỗ nhựa là một loại gỗ mới có tên kỹ thuật là WPC. Tuy ra đời sau nhưng loại gỗ này đã được ứng dụng ngày càng phổ biến. Thành  phần chính của gỗ nhựa gồm nhựa và bột gỗ, thêm vào đó là các chất phụ gia làm đầy gốc cellulose hoặc vô cơ. Không chỉ được sử dụng làm các vật liệu nội thất, gỗ nhựa còn được ứng dụng cho các công trình ngoài trời. Có được “sự ưu ái” này là dựa vào chính ưu điểm chống nước, chống ấm, chống cong vênh, chống cháy cực kỳ tốt của ván gỗ nhựa.

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp?

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Giá gỗ công nghiệp rẻ

So với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn hẳn. Không chỉ là chi phí cho nguyên vật liệu ban đầu, gỗ công nghiệp còn có “điểm cộng” là dễ gia công.

Dễ dàng thi công

Gỗ công nghiệp có thể sản xuất theo phôi gỗ có sẵn, do đó dễ dàng tạo thành những tấm gỗ có kích thước, độ dày đồng nhất. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mổ xẻ và gia công giấy ráp gỗ. Các công đoạn cũng như thời gian để hoàn thành các sản phẩm gỗ công nghiệp cũng nhanh hơn vì thế đây là loại gỗ được ưu tiên cho những khi bạn muốn tối ưu chi phí.

ưu điểm của gỗ công nghiệp
Các loại gỗ MDF, HDF… dễ dàng thi công

Khả năng chống cong vênh tốt

Không bị cong vênh hay co ngót là những ưu điểm cực kỳ lớn của dòng gỗ công nghiệp. Có thể nói đây là một trong những thế mạnh của dòng gỗ này khi được đem ra so sánh với gỗ tự nhiên.

Trọng lượng nhẹ

Đặc biệt  hiện nay trên thị trường có nhiều loại gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ. Đây cũng là một trong những ưu điểm để bạn cân nhắc khi sử dụng dòng gỗ này. Với các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ bạn sẽ đỡ vất vả hơn khi có nhu cầu dịch chuyển đến nơi khác.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên

Các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp cũng có thể sử dụng được nhiều năm tuy nhiên vẫn không thể bền như gỗ tự nhiên. Trong khi nội thất gỗ tự nhiên có thể có tuổi thọ vài chục năm thì gỗ công nghiệp sẽ được tính với thời gian khoảng 10 năm. Độ bền hay thời gian sử dụng trong bao lâu còn tùy thuộc vào từng loại gỗ công nghiệp.

Khả năng chống nước không tốt

Ngoài ra, loại gỗ này còn được nhắc đến về khả năng chống nước kém hơn gỗ tự nhiên. Khi sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp bạn nên lựa chọn sản phẩm được sơn nhiều lớp chống thấm. Nếu không chú trọng điều này thì trong quá trình sử dụng khi nước thấm vào cốt gỗ sẽ kéo theo các lớp keo dán mất đi tính liên kết. Từ đó sẽ khiến các tấm gỗ dần bị bung ra và không ghép nối với nhau chắc chắn như ban đầu.

bảo quản nội thất gỗ
Kê nội thất gỗ ở nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào

Khả năng chịu lực bị hạn chế hơn gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp làm từ những vụn gỗ nên khả năng chịu lực kém hơn hẳn các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên nguyên tấm. Do đó, chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất không phải chịu quá nhiều trọng lượng như bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, trạn bát, tủ quần áo…

Họa tiết hoa văn hạn chế

Nếu quan sát bạn sẽ thấy các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp sẽ có rất hạn chế về họa tiết hoa văn. Thường thì nội thất làm từ loại gỗ này sẽ chỉ có những đường vân giả đơn sơ, không uốn lượn như gỗ tự nhiên. Khi chế tác nhà sản xuất muốn thêm hoa văn hoạt tiết cầu kỳ vào gỗ công nghiệp thì sẽ rất khó khăn.

Cách bảo quản nội thất gỗ công nghiệp giúp tăng tuổi thọ

Làm sạch các đồ nội thất định kỳ

Bất kể là nội thất gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì bạn cũng nên vệ sinh định kỳ. Không chỉ là tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho nội thất nhìn mới hơn sáng hơn, việc làm sạch bụi bẩn bám trên nội thất gỗ còn giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm. Những lớp bụi phủ trên bề mặt gỗ có thể khiến gỗ bị xước và ảnh hưởng đến chất gỗ. Với những vết bẩn cứng đầu bám trên nội thất gỗ bạn có thể dùng bàn chải đánh răng hoặc khăn mềm làm sạch.

Nên đặt nội thất gỗ ở nơi khô ráo thoáng đãng

Nếu gia đình bạn đang sở hữu các sản phẩm nội thất thì điều bạn nên làm là hãy chọn một vị trí hợp lý trong không gian thoáng đãng để bài trí. Tốt nhất nên tránh kê nội thất gỗ ở những nơi ẩm ướt, lâu ngày nó sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Độ ẩm từ 40% đến 45% là lý tưởng để gỗ bền đẹp hơn.

Trường hợp cần vệ sinh nội thất gỗ với nước bạn có thể pha xà phòng với nước ấm để tạo dung dịch dễ dàng làm sạch hơn. Tuyệt đối tránh ngâm đồ nội thất trong nước, bạn sẽ khiến các hóa chất trong gỗ giảm đi sự kết dính.

bảo quản nội thất gỗ
Kê nội thất gỗ ở nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào

Thường xuyên đánh bóng đồ nội thất

Cũng như kim loại, nội thất gỗ cần được thường xuyên đánh bóng để nhìn mới hơn và bền hơn. Bạn có thể dùng sáp để đánh bóng và lưu ý về thời gian cũng như cách thức sử dụng đúng hướng dẫn.

Không để đồ nội thất gỗ công nghiệp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tranh để nội thất gỗ ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sự tác động gay gắt của tia UV lâu ngày sẽ khiến gỗ bị phai màu và dần bị co ngót, cong vênh. Đồng thời không nên để đồ nội thất ở gần với nơi có nguồn nhiệt lớn như bếp lò, máy sưởi, bếp ga…

Nhanh chóng sửa chữa các lỗi nhỏ xảy ra trên đồ gỗ

Nếu nội thất gỗ bị xước, bị chuột gặm mất một mảng thì bạn nên xử lý những lỗi đó sớm. Lưu ý này sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng hơi nước bám vào các vết hở khiến nội thất bị thấm nước.

Trên đây, Thế giới sofa đã chia sẻ những thông tin về gỗ công nghiệp là gì, các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay. Đặc biệt, nếu bạn đang có ý định mua nội thất gỗ công nghiệp thì hãy lựa chọn những loại gỗ tốt nhất. Đặc biệt, bạn đừng bỏ qua những lưu ý trong cách sử dụng để bảo quản nội thất bền đẹp theo thời gian nhé!