Thế giới sofa logo

Nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Công Đoàn Việt Nam

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
0

Công đoàn là một tổ chức quan trọng được lập ra để bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của tổ chức công đoàn, cũng như tại sao lại có ngày Công Đoàn Việt Nam? Hãy theo dõi ngay bài viết của Thế Giới Sofa để được giải đáp nhé.

Nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Công Đoàn Việt Nam
Nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Công Đoàn Việt Nam

Công đoàn là một tổ chức quan trọng được lập ra để bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của tổ chức công đoàn, cũng như tại sao lại có ngày Công Đoàn Việt Nam? Hãy theo dõi ngay bài viết của Thế Giới Sofa để được giải đáp nhé. 

Tổ chức Công Đoàn Việt Nam là gì?

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn bao gồm giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tạo nên. Tổ chức ra đời với mục đích xây dựng, tập hợp đoàn kết các tầng lớp lao động, bảo vệ quyền hạn và lợi ích của người đi làm. Và tổ chức này cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tham gia vào hệ thống chính trị phát triển nước nhà.

Lịch sử ra đời của ngày Công đoàn Việt Nam

Cuối năm 1924 – đầu năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đề ra tôn chỉ mục đích hoạt động của Công Hội, đào tạo hàng loạt cán bộ ưu tú trong tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt là Cộng Sản Đoàn Người cũng đề ra việc “vô sản hoá” – đi vào các xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền để vận động giáo dục công nhân vào tổ chức Công Hội.

Đầu năm 1929, nhiều tổ chức Công hội đỏ được thành lập ở các xí nghiệp và phát triển và được thống nhất thành tổng Công Hội đỏ cấp tỉnh tại: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai.

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ miền Bắc đã khai mạc. Đại hội thông qua các nhiệm vụ đấu tranh và điều lệ tóm tắt, quyết định ra tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ, bầu ban chấp hành.

Từ năm 1930, tổng Công Hội đỏ đã được hoạt động khắp cả nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn:

  • Công Hội đỏ (1929 – 1935)
  • Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939)
  • Công nhân Phản Đế (1939 – 1941)
  • Công nhân cứu quốc (1941 – 1945)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961)
  • Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)

Bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Hàng Nón - nơi tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ ra đời
Hàng Nón – nơi tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ ra đời

Công Đoàn Việt Nam có chức năng gì?

Công đoàn Việt Nam có ba chức năng: 

  • Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Tổ chức này có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
  • Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
  • Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động

Các hoạt động nổi bật trong ngày kỷ niệm Công Đoàn Việt Nam

Hàng năm, vào ngày Công Đoàn Việt Nam sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện và hoạt động ý nghĩa, góp phần phát triển một hệ thống vững mạnh giúp ích cho người lao động. Một trong số đó là:

Hội nghị biểu dương Công Đoàn cơ sở

Ngày này cũng là ngày để các Công Đoàn cấp lãnh đạo có thể khen thưởng các đơn vị nhỏ hơn trong quá trình xây dựng, đóng góp cho tổ chức ngày càng phát triển. Cùng với đó là đưa ra những phương hướng hoạt động trong thời gian tới, đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao. 

Tặng quà cho công nhân viên

Vào ngày Công Đoàn Việt Nam, các cấp lãnh đạo cũng gửi đến các cán bộ công nhân viên những phần quà ý nghĩa. Đây là món quà khích lệ mọi thành viên trong Công đoàn cũng như thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến với bộ phận người lao động.

Đây cũng là dịp thích hợp để giúp đỡ các công nhân viên có tình cảnh khó khăn để họ có động lực mà lao động trong lĩnh vực của công ty.

Ngày Công Đoàn Việt Nam là một ngày quan trọng đối với các đoàn thể, doanh nghiệp ở Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngày Công Đoàn Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.