Ý nghĩa của ngày Đái tháo đường Thế giới
Ngày Đái tháo đường Thế giới diễn ra vào ngày nào? Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa isulin. Cơ thể có thể không hấp thụ được glucose máu do isulin hoặc không sản sinh được isulin dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này dẫn đến rất nhiều những nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chức năng, làm suy nhược cơ thể. Thậm chí còn gây biến chứng đến tim, mắt, thận, thần kinh… Trước mối lo ngại về tình trạng đái tháo đường thì ngày Đái tháo đường Thế giới đỡ trở thành sự kiện được nhiều nước quan tâm.
Ngày Đái tháo đường Thế giới diễn ra vào ngày nào? Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa isulin. Cơ thể có thể không hấp thụ được glucose máu do isulin hoặc không sản sinh được isulin dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này dẫn đến rất nhiều những nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chức năng, làm suy nhược cơ thể. Thậm chí còn gây biến chứng đến tim, mắt, thận, thần kinh… Trước mối lo ngại về tình trạng đái tháo đường thì ngày Đái tháo đường Thế giới đỡ trở thành sự kiện được nhiều nước quan tâm.
Lịch sử hình thành của Ngày tiểu đường thế giới
Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day được IDF lập ra vào năm 1991 nhằm đáp ứng những lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không ngừng leo thang của bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) gây ra.
Ngày Đái tháo đường Thế giới đã được Liên hiệp quốc chính thức công nhận vào năm 2006 (NQ 61/225 của Liên hiệp quốc). Ngày 14 tháng 11 là ngày sinh của Sir Frederick Banting, người đồng phát hiện ra insulin cùng với Charles Best vào năm 1922.
Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào 14/11/1991 đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu sống bệnh nhân đái tháo đường vào năm 1922.
Biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới
Biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới là vòng tròn màu xanh – biểu tượng toàn cầu. IDF khuyến khích sử dụng rộng rãi biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới để nâng cao nhận thức về bệnh, đồng thời hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Biểu tượng biểu hiện sự đoàn kết của cộng đồng Đái tháo đường trên toàn thế giới.
Mục tiêu thành lập Ngày Đái tháo đường thế giới
Ngày Đái tháo đường thế giới là chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường lớn nhất thế giới. Với phương châm tiếp cận đối tượng toàn cầu hơn 1 tỷ người tại hơn 160 quốc gia. Chiến dịch thu hút sự chú ý đến các vấn đề quan trọng hàng đầu đối với thế giới bệnh Đái tháo đường. Đồng thời quản lý bệnh Đái tháo đường một cách vững chắc trong công chúng và giới chính trị.
Chiến dịch Ngày Đái tháo đường Thế giới nhằm mục tiêu:
- Nền tảng để thúc đẩy nỗ lực vận động của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế trong suốt năm.
- Thúc đẩy tầm quan trọng của việc thực hiện các hành động phối hợp. Mục đích để đối phó với bệnh Đái tháo đường như một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng.
Từ đó, hàng năm, IDF và WHO lấy ngày 14/11 hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về đái tháo đường, các biến chứng. Đến năm 2016, có hơn 230 tổ chức thành viên của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tổ chức và hưởng ứng sự kiện này.
Hàng năm, chiến dịch Ngày Đái tháo đường Thế giới tập trung vào chủ đề dành riêng cho một hoặc nhiều năm. Chủ đề của Ngày Đái tháo đường thế giới 2020 là Y tá và Bệnh Đái tháo đường.
Thực trạng căn bệnh Đái tháo đường hiện nay
Trên thế giới cứ 11 người trưởng thành có 1 người mắc đái tháo đường, trong đó 46,5% người bệnh chưa được chẩn đoán. Dự tính đến năm 2040, cứ 10 người lớn có 1 người mắc bệnh. 3/4 người mắc đái tháo đường ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh đái tháo đường. Chi phí y tế được sử dụng cho quản lý đái tháo đường chiếm 12% trên tổng chi phí y tế toàn cầu.
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh con mắc bệnh hoặc các biến chứng khác của đái tháo đường. Cứ 7 đứa trẻ sinh ra thì có một trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ và có khoảng 542.000 đứa trẻ mắc đái tháo đường tuýp .Vì vậy, mỗi người dân hãy tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để biết cách phòng ngừa đái tháo đường và nếu bị bệnh thì hãy tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa Đái tháo đường
Giảm cân và giữ cân nặng ở mức cho phép
Bạn nên kiểm soát cân nặng của mình, tránh để tình trạng tăng cân đột ngột. Nếu đang thừa cân, hãy giảm cân để giữ cho cơ thể thon gọn và giữ lượng đường trong cơ thể ổn định.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Nạp năng lượng đúng cách và khoa học giúp bạn nâng cao sức khỏe và điều chỉnh lượng đường thích hợp. Bạn nên giảm lượng calo mỗi ngày và các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
Thay vào đó, hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ. Bạn cũng nên hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục hàng ngày giúp các bệnh nhân tiểu đường kiểm soát nguy cơ lượng đường tăng cao. Đối với người bình thường, bạn cũng nên tập thể dụng thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh khác. Bạn hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất trong 5 ngày mỗi tuần.
Hãy theo đuổi bộ môn thể dục phù hợp với sức khỏe của bạn và thực hiện đều đặn theo tuần.
Tháng 11 có ngày lễ gì? Các sự kiện quan trọng trong tháng 11
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là phổi và gây ra tình trạng đề kháng insulin, có thể dẫn đến bệnh Đái tháo đường tuýp 2. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn hãy bỏ nó để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân xung quanh.
Ngày Đái tháo đường Thế giới ra đời như một lời cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mọi người. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đái tháo tường do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu lành mạnh. Vì thế, bạn hãy chủ động trong việc phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Hãy bắt đầu từ việc kiểm soát cân nặng và thay đổi chế độ dinh dưỡng.