Thế giới sofa logo

Ngày Hiến Máu Thế Giới – Ý nghĩa của ngày thế giới tôn vinh người hiến máu

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
0

Mỗi một giọt máu cho đi là thêm cơ hội sống cho một người. Với những người hiến máu, họ không cần nhận lại điều gì ngoài hy vọng muốn cứu sống được nhiều người. Chính vì vậy mà Ngày Hiến máu thế giới 14/6 đã ra đời để ghi nhận, bày tỏ sự biết ơn đến những người đã hiến máu và tiếp tục hiến máu. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu ý nghĩa về ngày đặc biệt này nhé!

Ngày Hiến Máu Thế Giới – Ý nghĩa của ngày thế giới tôn vinh người hiến máu
Ngày Hiến Máu Thế Giới – Ý nghĩa của ngày thế giới tôn vinh người hiến máu

Mỗi một giọt máu cho đi là thêm cơ hội sống cho một người. Với những người hiến máu, họ không cần nhận lại điều gì ngoài hy vọng muốn cứu sống được nhiều người. Chính vì vậy mà Ngày Hiến máu thế giới 14/6 đã ra đời để ghi nhận, bày tỏ sự biết ơn đến những người đã hiến máu và tiếp tục hiến máu. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu ý nghĩa về ngày đặc biệt này nhé!

Ngày Hiến máu thế giới là ngày nào?

Để cảm ơn và khích lệ những người hiến máu tình nguyện, nhất là với những người đã hiến máu nhiều lần, năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, Hiệp hội Truyền máu Quốc tế và Hiệp hội Người hiến máu Thế giới đã lấy ngày 14/6 để tôn vinh những người hiến máu.

Ngày Hiến máu Thế giới diễn ra vào ngày 14/6 hàng năm
Ngày Hiến máu Thế giới diễn ra vào ngày 14/6 hàng năm

Nguồn gốc của Ngày Hiến Máu Thế Giới?

Mỗi năm, trên Thế giới cần khoảng 130 triệu đơn vị máu phục vụ cho điều trị, cấp cứu và dự phòng thảm họa.

Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), những năm gần đây toàn thế giới thu được 81 triệu đơn vị máu mỗi năm (theo báo cáo từ 178 nước). Dựa vào Chỉ số phát triển con người cho thấy: 54 nước có chỉ số HDI cao (chiếm 16% tổng dân số Thế giới) thu được lượng máu chiếm 61% toàn thế giới, trong khi ở 124 nước có HDI trung bình và thấp (chiếm 82% dân số Thế giới), lượng máu thu được chỉ chiếm 39% lượng máu toàn Thế giới. 

Đây được xem là sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc đảm bảo cung cấp máu cho người bệnh giữa các nước. Nhất là những nước phát triển và có HDI cao, cũng mới đạt 94% lượng máu thu được là từ người hiến máu tình nguyện, chỉ mới 34 nước trên thế giới có tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đạt 100%. 

Hiện nay, hai khó khăn lớn nhất đối với ngành y tế thế giới trong truyền máu là: thiếu nguồn người hiến máu thường xuyên và an toàn truyền máu chưa được đảm bảo.

Để giải quyết được 2 khó khăn trên, vấn đề người hiến máu trên thế giới luôn được coi trọng và tập trung. Mục tiêu chung đặt ra là toàn bộ lượng máu thu được phải từ những người hiến máu tình nguyện, mà không có bất kỳ đòi hỏi nào từ phía người nhận máu, không nhận tiền hoặc bất cứ hình thức quà tặng nào quy đổi ra tiền, hiến máu không vụ lợi và sẵn sàng cộng tác với các trung tâm truyền máu để đảm bảo an toàn cho người nhận máu. Đơn giản vì chỉ có người hiến máu tình nguyện mới là người hiến máu an toàn. Và chỉ có người hiến máu an toàn mới có được những đơn vị máu có chất lượng, an toàn phục vụ cho công tác điều trị người bệnh.

Vì vậy, từ năm 2004, Tổ chức y tế Thế giới, Hiệp hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội truyền máu quốc tế và Hiệp hội người hiến máu Thế giới đã thống nhất lấy ngày 14 tháng 6 là Ngày Hiến máu Thế giới (World Blood Donor Day).

Lý do chọn ngày 14/ 6 là ngày sinh của Giáo sư Karl Lendsteiner – người Áo để kỷ niệm nhà khoa học đã đạt giải Nobel Y học vì phát minh ra nhóm máu ABO năm 1900, đặt nền tảng cho việc truyền máu cứu người.

Ý nghĩa của Ngày Hiến Máu Thế Giới

Ngày Hiến máu Thế giới được tổ chức hàng năm là dịp để các quốc gia tôn vinh những người đã hiến máu. Nhờ những nghĩa cử cao đẹp hiến máu – cứu người mà trên thế giới có hàng trăm triệu lượt người được cứu sống. Để duy trì nguồn máu an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh đỡ lây lây nhiễm các mầm bệnh, thì máu hiến từ những người hiến tặng thường xuyên là chất lượng nhất và an toàn nhất.

Vì vậy, Ngày hiến máu 14/6 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiến máu tình nguyện, và khuyến khích nhiều người tham gia vào hiến máu tình nguyện. 

Các hoạt động hiến máu tại Việt Nam

  • Ngày 07/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và chọn ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”. Từ đó đến nay, ngày 7/4  với nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu của cả nước như: “Xuân hồng”,  “Hành trình Đỏ”,  “Những giọt máu hồng hè”, “Chủ nhật Đỏ”,…

Với thông điệp ý nghĩa “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, hoạt động hiến máu tình nguyện đã lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Là một nghĩa cử cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc, hoạt động này còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, vì cộng đồng của những người hiến máu, góp phần đảm bảo nguồn máu tại các cơ sở, mang lại sự sống cho người bệnh.

Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm từ các nguồn máu về nhóm máu, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Sốt rét,  Giang mai, để loại các túi máu có mầm bệnh.

Từ một túi máu toàn phần, Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại máu khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.

Ở Việt Nam cũng diễn ra rất nhiều các hoạt động kêu gọi hiến máu tình nguyện
Ở Việt Nam cũng diễn ra rất nhiều các hoạt động kêu gọi hiến máu tình nguyện

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết được ý nghĩa Ngày Hiến Máu Thế Giới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website thegioisofa.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.