Thế giới sofa logo

Ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình ra đời như thế nào?

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
4

Ngày quốc tế Thể thao vì sự phát triển và hòa bình là này để công nhận vai trò tích cực của thể thao trong cộng đồng, và trong cuộc sống của mọi người trên toàn cầu. Vậy tại sao lại có ngày này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.

Ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình ra đời như thế nào?
Ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình ra đời như thế nào?

Ngày quốc tế Thể thao vì sự phát triển và hòa bình là này để công nhận vai trò tích cực của thể thao trong cộng đồng, và trong cuộc sống của mọi người trên toàn cầu. Vậy tại sao lại có ngày này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.

Nguồn gốc của ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa Bình

Ngày “Quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình” ra đời từ sáng kiến của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 1896. Ngày 6 tháng 4 đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tuyên bố là Ngày Quốc tế Thể thao vì Hòa bình và Phát triển vào năm 2013, và được tổ chức hàng năm kể từ năm 2014.

IOC – với tư cách là Quan sát viên Thường trực của LHQ, đã đề xuất và ủng hộ sáng kiến này. Tổ chức đánh giá cao tiềm năng của ngày quốc tế trong việc công nhận vai trò và đóng góp của các tổ chức thể thao đối với sự thay đổi xã hội và phát triển con người.

Đặc biệt hơn, đây là cơ hội để sử dụng thể thao thúc đẩy hòa bình, hòa giải và phát triển. Đồng thời, nhấn mạnh sức mạnh của Thế vận hội nhằm thúc đẩy lòng khoan dung và đoàn kết giữa những người tham gia, người hâm mộ và mọi người trên toàn thế giới. thế giới.

ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa Bình
ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa Bình

Ý nghĩa của ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình

Năm 2015 là một thời khắc lịch sử đối với thể thao và Phong trào Olympic, thể thao chính thức được công nhận là “động lực quan trọng” của phát triển bền vững và được đưa vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Trong bối cảnh này, IDSDP cung cấp một nền tảng đáng chú ý để vận động đầu tư nhiều hơn vào thể thao, cơ sở hạ tầng liên quan và giáo dục thể chất có chất lượng cho thanh niên giữa các chính phủ.

Ngày này mang đến một cơ hội mới để thúc đẩy hoạt động thể dục thể thao như một công cụ hiệu quả về chi phí, có ý nghĩa nhằm giải quyết nhiều nhu cầu liên quan đến: giáo dục, y tế, hòa nhập xã hội, phát triển thanh niên, bình đẳng giới, xây dựng hòa bình và phát triển bền vững.

Sử dụng thể thao để thúc đẩy phát triển và hòa bình là cốt lõi trong sứ mệnh của IOC kể từ khi thành lập vào năm 1894. Pierre de Coubertin, người sáng lập IOC, tỏ rõ mong muốn sử dụng Olympic như một phương tiện để thúc đẩy sự hòa hợp giữa các cá nhân và quốc gia, tại tất cả các cấp độ từ luyện tập thông thường đến thể thao cạnh tranh.

Đây cũng là cơ hội để giới thiệu tất cả các tổ chức như: Ủy ban Olympic quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế và quốc gia, câu lạc bộ thể thao, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, hiệp hội khu vực lân cận và tất cả các tổ chức và tình nguyện viên khác sử dụng thể thao vì sự tốt đẹp của nhân loại.

Thể thao là động lực thúc đẩy hòa bình
Thể thao là động lực thúc đẩy hòa bình

Vai trò của sự phát triển thể thao

  • Thể thao cũng là một công cụ của hòa bình, được sử dụng để tái thiết lập các cuộc đối thoại trong những căng thẳng chính trị, văn hóa hay tôn giáo.
  • Thể thao góp phần phát triển kinh tế, xã hội và cả cá nhân của mỗi người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với giới trẻ. Các hoạt động liên quan đến thể thao có thể tạo ra công ăn việc làm và tạo ra các hoạt động kinh tế ở nhiều cấp độ.
  • Thể thao còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ với một số hoạt động được duy trì thường xuyên như chạy bộ, đi xe đạp đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương và thúc đẩy cân bằng tâm lý.
  • Hơn nữa, thể thao là một phương tiện truyền thông quan trọng. Các vận động viên nổi tiếng có thể truyền tải một hình ảnh tích cực, từ đó truyền tải những thông điệp về lòng khoan dung, sự tôn trọng và hòa bình. Rất nhiều vận động viên thể thao nổi tiếng là “Đại sứ thiện chí” của Liên hợp quốc và các cơ quan của tổ chức này.

Thể thao hiện là một công cụ mạnh mẽ góp phần vào quá trình phát triển và xây dựng hòa bình thông qua việc thúc đẩy những tiến bộ về giảm thiểu đói nghèo, giáo dục cộng đồng, bình đẳng nam – nữ; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh dịch khác. Thể thao cũng góp phần bảo vệ môi trường bền vững, giải quyết các cuộc xung đột và đem lại hòa bình, hỗ trợ các đối tượng cần được phục hồi, những người tị nạn, nạn nhân của xung đột và thảm họa thiên nhiên, người khuyết tật…

Ngày Quốc tế Thể thao tại Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày “Quốc tế thể thao vì sự phát triển và hòa bình” tổ chức lần đầu tiên vào ngày 6-4-2014. Trong đó, có giải chạy báo Hà Nội Mới – Vì hòa bình được tổ chức hàng năm tại Hà Nội thu hút hàng ngàn người tham gia hưởng ứng. Sự kiện thể thao này như một thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình.

Tổ chức các sự kiện người dân Thủ đô và bạn bè quốc tế cùng chung tay ký cờ hòa bình. Với mục đích đẩy mạnh sự hợp tác tình đoàn kết của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Đặc biệt, tổ chức Giải đua xe Công thức 1 diễn ra tại Hà Nội bắt đầu từ năm 2020. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực cho sự phát triển kinh tế. Qua đó, thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ thu được một khoản lợi nhuận kinh tế lớn. Kèm theo sự thúc đẩy du lịch nhờ thu hút lượng khách quốc tế lớn từ sự kiện này.

Ngày Thể thao Việt Nam: Vì mục tiêu dân cường, quốc thịnh
Ngày Thể thao Việt Nam: Vì mục tiêu dân cường, quốc thịnh

Trên đây là tất cả những thông tin về Ngày Quốc tế Thể thao vì Phát triển và Hòa bình. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về ngày quốc tế này nhé.