Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ được tổ chức rất đơn giản nhưng mang đến nhiều ý nghĩa. Cứ đến ngày này là các gia đình Việt lại chuẩn bị những mâm cúng dâng lên bàn thờ. Vì sao lại như vậy? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ là gì? Hãy cùng Thế giới sofa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ được tổ chức rất đơn giản nhưng mang đến nhiều ý nghĩa. Cứ đến ngày này là các gia đình Việt lại chuẩn bị những mâm cúng dâng lên bàn thờ. Vì sao lại như vậy? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ là gì? Hãy cùng Thế giới sofa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.
Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là ngày Tết giết sâu bọ. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Đồng thời cũng là ngày để chúng ta loại bỏ những ký sinh trùng.
Cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Lễ gia tiên
Mâm cúng lễ Gia Tiên gồm:
- Một mâm cơm chay
- Các loại bánh chay, xôi chay
- Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
- Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
- Có thể mua một chút tiền âm phủ
Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên
Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.
Mâm cúng lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên gồm:
- Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
- Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
- Các loại bánh chay, một mâm xôi
- 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
- Một chiếc lọng đỏ có viền vàng
- 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
Những món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ
Rượu nếp, nếp cẩm
Rượu nếp và nếp cẩm là một trong những món ăn đặc biệt không thể thiếu trong ngày Tết diệt sâu bọ. Nguyên nhân của món ăn này xuất phát từ chính quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người có ẩn chứa các loại ký sinh gây hại. Do chúng nằm sâu trong bụng nên nhiều khi bạn không phát hiện ra và không tiêu diệt được ngay. Nhất là vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại vi khuẩn này càng hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy hàng năm cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, chúng ta cần loại bỏ chúng thông qua việc sử dụng các loại thức ăn có vị chua chát để tiêu diệt chúng. Trong đó dựa nếp, nếp cẩm là 2 món ăn rất phù hợp với hương vị cay nhẹ của rượu. Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức món ăn này chính là vào buổi sáng, ngay khi bạn vừa thức dậy.
Bánh tro
Món bánh này được gọi làm từ gạo đã ngâm với nước tro được đốt bằng củ hoặc các loại rơm, cây khô và gói cẩn thận trong lá chuối. Bánh có thể có nhân bánh đậu xanh hoặc không nhân. Bánh có hình tam giác gói nhỏ nhắn trong lớp lá chuối sau đó được hấp lên cho chín mềm. Bánh tro thường được ăn với mật mía, tạo nên sự hòa quyện, ngọt thanh, béo béo bùi bùi rất hấp dẫn.
Bánh tro dần trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Đoan Ngọ bởi nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể dễ tiêu hóa.
Hoa quả
Hoa quả được cúng trong Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc gồm mận, vải, xoài xanh… Những quả có vị chua như này được cho là có tác dụng diệt sâu bọ. Ở miền Nam, trái cây được ưa chuộng để cúng ông bà và ăn bao gồm xoài, chôm chôm, dưa hấu, vải,…
Khi vừa mới ngủ dậy bạn nên ăn ngay những hoa quả này lúc bụng còn đói. Với ý nghĩa đó, chúng ta mong sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh và cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.
Thịt vịt
Thời tiết tháng 5 nóng bức nên món thịt vịt có tính hàn càng được yêu thích. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, thịt vịt được các gia đình chế biến thành nhiều món khác nhau. Tháng 5 âm lịch cũng là thời điểm vịt béo, thịt ngon và không có mùi hôi. Ăn thịt vịt vào ngày lễ tháng 5 mang ý nghĩa cân bằng âm dương, làm mát cơ thể.
Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết Hàn Thực. Đặc biệt cũng là món ăn đơn giản trong mâm cúng của nhiều gia đình miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những viên chè tròn với nhiều màu sắc đẹp mắt và nhiều vị khác nhau kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy thật thơm ngon.
Ngày Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi không bị sâu bọ phá hoại. Đồng thời đó là lời cầu ước mong về sức khỏe tốt, gia đình bình an. Lâu dần, đây đã trở thành văn hóa tín ngưỡng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.