Nguồn gốc ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với sự góp mặt của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Vậy ngày kỷ niệm này mang những ý nghĩa gì?
Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với sự góp mặt của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Vậy ngày kỷ niệm này mang những ý nghĩa gì?
Nguồn gốc ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng ý chí và tinh thần đoàn kết được xác định là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất 18/11 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Suốt hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã ra sức hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Kể từ ngày thành lập đến nay, ở bất kỳ thời kỳ nào, tổ chức Mặt trận cũng thể hiện rất rõ và thực hiện rất tốt vai trò, vị trí của mình, luôn trung thành với tôn chỉ, mục đích tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, tinh thần và lực lượng, tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng cao cả do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Kịp thời phản ánh, tập hợp các ý kiến của nhân dân để kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Chủ động phối hợp với chính quyền giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở; tin dân và tôn trọng dân, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội; phát huy tối đa trí tuệ của các nhà khoa học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Đảng và của cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là những vấn đề quốc kế dân sinh, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của quần chúng nhân dân; làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân;
Ý nghĩa ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ghi nhận vai trò và những đóng góp to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thúc đẩy trách nhiệm và nhiệm vụ của Mặt trận Tổ Quốc trong việc củng cố khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.
Ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra vào thời gian nào? Diễn biến? Ý nghĩa lịch sử?
Các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong năm 2022
- Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tích cực vận động, phát huy và khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn dân.
- Tham gia các họa động phòng chống dịch tại các khu dân cư.
- Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở.
- Truyên truyền về các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; về những mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong phát huy vai trò tự quản của Nhân dân ở cộng đồng…
- Tuyên truyền các hộ gia đình tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường, xây dựng khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp.”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị của nước ta đại diện cho tiếng nói của nhân dân và là cánh tay kết nối giữa Đảng và dân. Mỗi năm cứ đến ngày Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các hoạt động tuyên truyền càng được đẩy mạnh nhằm nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân tộc.