Nguồn gốc ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân
Ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân là một trong những sự kiện quan trọng đối với cả thế giới. Nhắc đến vũ khí hạt nhân chúng ta lại nhớ đến những hậu quả nghiêm trọng của nó đã gây ra trong các cuộc chiến tranh. Để hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân là một trong những sự kiện quan trọng đối với cả thế giới. Nhắc đến vũ khí hạt nhân chúng ta lại nhớ đến những hậu quả nghiêm trọng của nó đã gây ra trong các cuộc chiến tranh. Để hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân là ngày gì?
Ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân hay còn gọi là ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử diễn ra vào ngày 6 tháng 8 hàng năm.
Nguồn gốc ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân
Ban đầu khi vũ khí hạt nhân xuất hiện nó được xem là minh chứng cho sức mạnh quân sự. Tuy nhiên sau đó, các cuộc thử vũ khí hạt nhân đã gây ra những hậu quả bi thảm và để lại những ám ảnh đối với nhân loại.
Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 30.000-300.000 tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 1 triệu tấn thì có thể phá hủy 1 vùng với bán kính 100 – 160 km.
Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến II khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima. Ba ngày sau, Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch có biệt danh là “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng.
Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân liên tục được kích nổ hơn hai nghìn lần để thử nghiệm và phô trương sức mạnh quân sự. Các quốc gia được biết là từng kích nổ vũ khí hạt nhân và thừa nhận sở hữu chúng là Hoa Kỳ, Liên Xô (sau này là Nga), Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên. Một số quốc gia có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không được công nhận là Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan.
Với sức tàn phá ghê gớm và những đau thương mà vũ khí hạt nhân để lại trong các cuộc chiến tranh, cả thế giới đang dần e ngại về sự nguy hiểm khi bùng nổ vũ khí hạt nhân. Nam Phi là quốc gia duy nhất đã tự phát triển và sau đó từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ngày 2/12/2009, tại Kỳ họp 64, với việc thông qua Nghị quyết 64/35, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố lấy ngày 29/8 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân. Nghị quyết này kêu gọi giáo dục và nâng cao nhận thức về “tác động của các vụ nổ thử vũ khí hạt nhân và các vụ nổ hạt nhân khác; cũng như sự cần thiết phải chấm dứt những hành động này như một trong số các phương tiện để đạt được mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Quyết định trên dựa theo sáng kiến của chính phủ Kazakhstan lấy ngày Kazakhstan đóng cửa khu thử hạt nhân Semipalatinsk của Liên Xô (cũ) trên lãnh thổ nước mình, nơi từng diễn ra 456 vụ thử hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, làm Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân.
Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân với nhiều sự kiện mang tính giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ hạt nhân tại các trụ sở Liên hợp quốc ở: New York (Mỹ), Vienna (Áo), Astana (Kazakhstan), các viện nghiên cứu, các tổ chức thanh niên và nhiều nước trên khắp thế giới.
Ý nghĩa của ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân
Được thực hiện như ngày kỷ niệm về sự mất mát mà Vũ Khí Hạt Nhân mang lại cũng như nhằm hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân.
Năm 2013, trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon một lần nữa kêu gọi cộng đồng tiếp tục theo đuổi kế hoạch và hành động nhằm chấm dứt các vụ thử hạt nhân và thúc đẩy việc tạo ra một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân nhằm huy động tổ chức Liên hợp quốc, các nước thành viên, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các học viện, mạng lưới thanh niên và các phương tiện truyền thông tiến hành thông tin, giáo dục cộng đồng và nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải cấm thử vũ khí hạt nhân để xây dựng một thế giới an toàn hơn.
Trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với không ít nguy cơ bất ổn từ tự nhiên, đặc biệt là hiện tượng biến đổi khí hậu thì việc ngăn chặn những hiểm họa hiện hữu do chính con người gây ra là một việc làm thiết yếu và có ý nghĩa. Bảo đảm một cuộc sống an toàn cho chính chúng ta hiện tại, cũng như xây dựng một tương lai bền vững cho các thế hệ mai sau không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng. Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân, vì vậy, cũng giúp mở ra triển vọng thuận lợi hơn cho việc thiết lập một thế giới an toàn, không có vũ khí hạt nhân.
Hoạt động trong ngày phòng chống vũ khí hạt nhân
Trong suốt những năm vừa qua, Liên hợp quốc đã liên tục có những hoạt động hiệu quả nhằm đóng góp vào nỗ lực chung ngăn chặn các loại vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, Liên hợp quốc đã không ít lần kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới cần tham gia ký kết Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện vì sự an toàn của tất cả mọi người.
Kể từ đó, mỗi năm, ngày đặc biệt này đều được kỷ niệm với nhiều hoạt động phối hợp trên toàn cầu, bao gồm: các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm, các cuộc thi, các ấn phẩm, các bài giảng trong trường đại học, các chương trình thông tin trên phương tiện truyền thông… Một số sự kiện cũng đã được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc.
Có nhiều hoạt động diễn ra như ở thành phố Hirosima và Nagasaki sẽ tổ chức diễu hành tưởng nhớ về sự đau thương mà Vũ Khí Hạt Nhân mang lại, hay ở Iran cũng diễn ra nhiều cuộc diễu hành với hơn 10.000 người tham gia hưởng ứng trong 3 ngày, Việt Nam cũng hưởng ứng ngày quốc tế, như cuộc thi viết về Vũ Khí Hạt Nhân và các tác hại dành cho bậc tiểu học.
Việt Nam hiện đã là thành viên của tất cả các thỏa thuận quốc tế đa phương về giải trừ vũ khí hạt nhân. Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn ủng hộ các nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân thông qua các cơ chế đa phương quốc tế và khu vực, đồng thời kêu gọi các nước sớm tham gia và các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả hơn các hiệp ước quan trọng này, đóng góp cho nỗ lực chung nhằm chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân và giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Các vụ thử hạt nhân vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe loài người và sự ổn định trên toàn thế giới với những hậu quả lâu dài và thảm khốc. Ngày Thế giới phòng chống vũ khí hạt nhân ra đời nhằm kêu gọi các nước chấm dứt các vụ thử hạt nhân giúp bảo vệ toàn nhân loại, góp phần xây dựng một thế giới an toàn, hạnh phúc mai sau.