Ngày toàn quốc khách chiến – Ý nghĩa lịch sử mang tính quyết định
Ngày toàn quốc kháng chiến thường được tổ chức hàng năm để tất cả mọi người cùng nhau ôn lại những bài học lịch sử của dân tộc. Vậy, ngày này được tổ chức vào thời gian nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.
Ngày toàn quốc kháng chiến thường được tổ chức hàng năm để tất cả mọi người cùng nhau ôn lại những bài học lịch sử của dân tộc. Vậy, ngày này được tổ chức vào thời gian nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.
Ngày toàn quốc kháng chiến là ngày nào?
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Từng bước mở rộng đánh chiếm Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Vừa chỉ đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống quân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán, nhân nhượng để tìm kiếm giải pháp hòa bình. Nhưng mọi cố gắng của ta đều bị thực dân Pháp khước từ.
Với trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 12/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến; ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đó là văn kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Ngày 18-19/12/1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngày 19/12, trên căn gác xép của ngôi nhà ở làng Vạn Phúc, Hồ Chủ tịch đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Sau đó được Đài tiếng nói Việt Nam phát vào ngày 20/12
“Hỡi đồng bào toàn quốc? Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Hồ Chủ tịch viết.
Chủ tịch Hồ Chính Minh kêu gọi “bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Hồ Chủ tịch khẳng định: “Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.
Đúng 20h03 ngày 19/12/1946, tiếng súng từ pháo đài Láng phát ra báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Ý nghĩa lịch sử của ngày toàn quốc kháng chiến
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong Lời kêu gọi, Người xác định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập” đã được Người khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có tác dụng cổ vũ, thôi thúc và động viên toàn dân nhất tề đứng lên đánh giặc.Lời hiệu triệu của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới để giành độc lập dân tộc.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã phác họa những nét cơ bản về đường lối chống thực dân Pháp, góp phần chỉ đạo, định hướng cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Người chỉ rõ lực lượng tham gia kháng chiến là toàn dân tộc, bao gồm mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không phân biệt tôn giáo, đảng phái. Người cũng chỉ rõ cuộc chiến sẽ rất gian lao, lâu dài, phải trải qua gian khổ, hy sinh, nhưng thắng lợi cuối cùng “nhất định về dân tộc ta” đó là một tất yếu của lịch sử.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến còn là bài học sâu sắc đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần đó tiếp tục gợi mở về những biện pháp linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần phải biết giữ vững nguyên tắc chiến lược, đồng thời linh hoạt về sách lược nhằm “thêm bạn, bớt thù”, tránh được các xung đột và chiến tranh, thực hiện hòa nhập nhưng không “hòa tan” trong quan hệ quốc tế.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tuy rất ngắn gọn, nhưng đây là văn kiện quan trọng, mang tính chỉ đạo không chỉ trong cuộc khánh chiến mà cũng có giá trị sau này. Trên cơ sở đó, kết hợp với hoạt động thực tiễn, Đảng ta từng bước hoàn chỉnh thành đường lối, chỉ đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi hoàn toàn và luôn có ý nghĩa giá trị lịch sử to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.
Tại sao lại có ngày kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến?
Ngày toàn quốc kháng chiến được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 12. Đây là dịp để mọi người cùng ôn lại và nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là dịp để phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức. Nhất là sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tuy đã trải qua rất nhiều năm lịch sử nhưng dấu ấn của ngày toàn quốc kháng chiến khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam hôm nay. Với ý nghĩa quan trọng đó, hằng năm, chúng ta lấy ngày 19/12 làm ngày kỷ niệm Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.