Giải đáp nữ đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào?
Nữ đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào là câu hỏi mà hầu hết ai cũng quan tâm khi đang ở độ tuổi lập gia đình. Từ lâu, nhẫn cưới đã trở thành vật đính ước quan trọng minh chứng cho tình yêu của các cặp vợ chồng. “Tu trăm năm mới ngồi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”, hãy trân trọng người vợ, người chồng của bạn để hạnh phúc gia đình luôn trọn vẹn.
Nữ đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào là câu hỏi mà hầu hết ai cũng quan tâm khi đang ở độ tuổi lập gia đình. Từ lâu, nhẫn cưới đã trở thành vật đính ước quan trọng minh chứng cho tình yêu của các cặp vợ chồng. “Tu trăm năm mới ngồi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”, hãy trân trọng người vợ, người chồng của bạn để hạnh phúc gia đình luôn trọn vẹn.
Nhẫn cưới đeo tay nào, ngón nào?
Nhẫn cưới trở thành tín vật của tình yêu, là vật chứng thể hiện cho tình yêu vĩnh cửu và bền chặt. Ngay khi có ý định kết hôn là các cặp đôi đã quan tâm đến vấn đề nhẫn cưới đeo tay nào. Biết được nhẫn cưới đeo ngón nào để chủ động trong việc lựa chọn nhẫn và size nhẫn phù hợp.
Phương Tây
Trên thực tế, việc đeo nhẫn cưới tay nào còn tùy thuộc vào phong tục và quan niệm của từng nền văn hóa ở các quốc gia khác nhau. Đối với người phương Tây, họ thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp úp của bàn tay trái. Theo họ, đây cũng là ngón tay có sự kết nối chạy thẳng vào tim. Điều này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên ngón áp út đã trở thành ngón đeo nhẫn cưới. Cũng từ đây đeo nhẫn vào ngón tay này ngầm khẳng định về việc đã có chủ, đó là tình yêu duy nhất, vững bền.
Phương Đông
Văn hóa phương Đông cũng quy định về việc đeo nhẫn tay vào và ý nghĩa của từng ngón tay. Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trở tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho cái tôi, ngón áp úp tượng trưng cho người bạn đời gắn bó với mình. Chính vì vậy, trong các lễ cưới ở phương Đông, người ta thường thấy cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn cưới và đeo nhẫn vào ngón áp út.
Đặc biệt ở Việt Nam còn có quan niệm về việc đeo nhẫn cưới theo giới tính sao cho phù hợp nhất. Xuất phát từ phong tục Việt Nam thì “nam tả, nữ hữu”. Theo đó, khi kết hôn đàn ông sẽ đeo nhẫn tay trái, phụ nữ đeo nhẫn tay phải.
Hy Lạp
Đối với người Hy Lạp cổ đại thì chiếc nhẫn cưới đeo ở ngón áp út – cũng chính là ngón tĩnh mạch của tình yêu. Vì thế trong ngày cưới, khi đã cùng đeo nhẫn là họ đã ngầm giao kết với nhau sẽ cùng nhau đi hết cuộc đời này.
Nguồn gốc của truyền thống đeo nhẫn cưới ngón áp úp
Dù khác biệt về màu da nhưng khi được hỏi nữ đeo nhẫn cưới tay nào thì hầu hết mọi đất nước đều trả lời là ngón áp út. Việc đeo nhẫn cưới ngón áp út mang đến rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đó thể hiện cho sự vĩnh hằng, cho tình yêu mãnh liệt.
Truyền thống đeo nhẫn cưới ở ngón áp út xuất phát từ trò chơi dân gian gập móng tay từ nhiều năm về trước. Khi tham gia trò chơi người ta nhận thấy rằng những ngón tay khác dễ dàng tách ra, có ngón áp út là khó có thể tách ra. Đồng thời ngay cả khi bạn đan hai bàn tay vào với nhau thì vẫn chỉ có ngón út là khó tách rời nhất. Cũng chính điều đó mà mọi người nghĩ đến việc đeo nhẫn cưới ngón áp út để khẳng định về một tình yêu chung thủy và bền chặt.
Vì sao nhẫn cưới không đeo ngón giữa?
Nếu bạn thấy ai đó đeo nhẫn ngón giữa chứng tỏ họ đang cô đơn. Vì thế dù trong trường hợp nhẫn cưới bị lỏng và đeo vừa ngón giữa mọi người cũng không lựa chọn đeo ngón này thay thế. Để khắc phục tình trạng lâu ngày nhẫn cưới bị lỏng thì bạn có thể đến địa chỉ mình đã mua nhẫn để nhờ chỉnh lại size lại cho vừa tay.
Lưu ý về điều cấm kỵ về việc đeo nhẫn cưới và bảo quản nhẫn
Không nên đeo nhẫn cưới trước
Tại sao nhẫn cưới thường được đeo chính thức ngày diễn ra hôn lễ? Điều này xuất phát từ chính kiêng kỵ không nên đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra. Quan niệm cho rằng việc đeo trước nhẫn tạo ra sự không thuận lợi trong cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng. Bạn nên đeo vào đúng ngày cưới, dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình thì hạnh phúc mới vẹn toàn.
Nên chọn nhẫn cưới theo cặp
Nên chọn nhẫn cưới theo cặp, sự giống nhau về kiểu dáng nhẫn cho nam và nữ cũng là cách để thể hiện sự đồng lòng giữa cả vợ và chồng. Cũng theo quan niệm dân gian, nếu chọn nhẫn vợ và chồng quá khác nhau sẽ không giống nhẫn một đôi và khiến vợ chồng xảy ra những bất hòa.
Không bán nhẫn cưới
Tuyệt đối không bán nhẫn cưới đi khi hai vợ chồng vẫn đang hạnh phúc. Vốn là biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng nên nhẫn cưới luôn cần được các cặp đôi trân trọng. Nếu nhẫn cưới không vừa tay thì hãy mang đi sửa lại để khỏi tuột khỏi tay. Còn nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ không nên bán đi.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nữ đeo nhẫn cưới tay nào? Nhẫn cưới không chỉ là món quà trang sức ngày cưới mà còn là minh chứng hoàn hảo cho tình yêu của các cặp đôi. Vì thế, nếu bạn chuẩn bị kết hôn, hãy dẫn người bạn đời tương lai của mình đến những cửa hàng uy tín để chọn mua mẫu nhẫn ưng ý nhất nhé!