Thế giới sofa logo

Tết Dương lịch là gì? Những phong tục độc đáo trong ngày Tết Dương lịch

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2022-07-27T00:00:00
59

Tết Dương lịch là ngày lễ đầu năm quan trọng của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa trên thế giới. Vậy Tết Dương lịch là gì? Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu những phong tục độc đáo của các quốc gia trên thế giới vào ngày Tết Dương lịch nhé.

Tết Dương lịch là gì? Những phong tục độc đáo trong ngày Tết Dương lịch
Tết Dương lịch là gì? Những phong tục độc đáo trong ngày Tết Dương lịch

Tết Dương lịch là ngày lễ đầu năm quan trọng của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa trên thế giới. Vậy Tết Dương lịch là gì? Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu những phong tục độc đáo của các quốc gia trên thế giới vào ngày Tết Dương lịch nhé.

Tết Dương lịch là gì? Nguồn gốc của ngày Tết Dương lịch

Tết Dương lịch còn được gọi là Tết Tây – đây là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng, bắt đầu một năm mới của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tết Dương lịch diễn ra vào ngày 1 tháng 1 tính theo lịch dương. Đây là ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregory cũng như lịch Julius.

Tết Dương lịch có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên trong năm mới. Ban đầu, người ta chọn ngày 25/3 (ngày phân xuân) là ngày đầu tiên của năm mới và sau đó chuyển sang ngày 1/1. Mới đầu, người dân mất khá nhiều thời gian để chấp nhận sự thay đổi này, bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường.

Đến hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới. Ở nhiều quốc gia còn xem đây là ngày Lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này mọi người sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để chào mừng năm mới.

Lịch Gregorian
Lịch Gregorian

Tết Dương lịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam và thời kỳ Pháp thuộc, Tết Dương được sử dụng trong công việc hành chính. Các cơ quan, công sở lúc đó được nghỉ làm để tổ chức lễ hội chào đón năm mới. Hiện nay nó đã trở thành một trong những ngày lễ lớn ở Việt Nam.

Vào dịp này, người Việt Nam được nghỉ làm, các gia đình sẽ thường về quê thăm ông bà, cha mẹ hay tự thưởng cho mình một chuyến đi du lịch xa sau một năm làm việc vất vả. 

Tết Dương lịch đánh dấu sự khép lại của một năm cũ và mở ra một năm mới với nhiều điều mới, công việc mới, thành công mới. Vào những ngày này, mọi người sẽ thường trao nhau những lời chúc với những tình cảm yêu thương dành cho bạn bè, người thân. Trong đêm giao thừa, ở các thành phố lớn cũng tổ chức bắn pháo hoa để chào đón năm mới. Các chương trình nghệ thuật được tổ chức hoành tráng để cùng người chân đón một năm mới đã đến.  

Tết Dương lịch ở Việt Nam
Tết Dương lịch ở Việt Nam

Những phong tục độc đáo trong ngày Tết Dương lịch của các quốc gia trên thế giới

Tây Ban Nha: Ăn nho càng nhanh, càng nhiều may mắn

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ngoài việc uống rượu chúc mừng nhau thì người Tây Ban Nha còn có truyền thống ăn nho xanh, càng ăn nhanh càng tốt. Trong phong tục này, sẽ có 12 chùm nho tượng trưng cho 12 tháng trong năm, thể hiện mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ.

Cộng hòa Séc: Sử dụng trái táo dự đoán năm mới

Với người dân Séc thì trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần, sum họp tại bàn ăn và trên bàn sẽ có một quả táo được cắt làm đôi. Người Séc tin rằng, nếu trong lõi quả táo có hình ngôi sao thì có nghĩa những người góp mặt trong buổi tối hôm đó sẽ có sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn. Còn nếu quả táo có hình cây thánh giá đan chéo thì có thể năm đó sẽ có người không may mắn.

áo sẽ được bổ ngang, thay vì bổ dọc để đoán tương lai của một năm tiếp theo.
áo sẽ được bổ ngang, thay vì bổ dọc để đoán tương lai của một năm tiếp theo.

Colombia: Chạy xung quanh chiếc vali

Sở thích của người Colombia là được đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Vì thế, vào những ngày cuối năm họ thường xách một chiếc vali và chạy vòng quanh một khối đá với mong muốn sang năm mới được đi nhiều nơi hơn, tìm hiểu nhiều điều thú vị hơn. Và tất nhiên, trong chiếc vali không có đồ gì ở trong nên mọi người cũng không quá vất vả để xách nó. 

Đức: Xem lại một bộ phim đen trắng

Hầu hết các quốc gia trên thế giới vào đêm giao thừa đều có pháo hoa, champagne, tụ họp gia đình và bạn bè thì ở Đức còn ở Đức còn có một số phong tục truyền thống rất đặc biệt như đưa chì nóng chảy vào nước lạnh, hình dạng của chì dẫn đến một dự đoán về tương lai. Ngoài ra, một phần thức ăn trong đêm giao thừa sẽ được để lại trên đĩa, nó tượng trưng cho nguồn thực phẩm sẽ luôn dồi dào trong năm tới.

Từ năm 1970 trở đi, người dân Đức cứ hễ vào đêm giao thừa sẽ có thói quen xem chương trình “Dinner for One”. Đây là một bộ phim hài đen trắng của nước Anh và được quay ở Đức vào năm 1963 và nội dung của phim không hề xoay quanh đến năm mới.

Hungary: Không giặt quần áo trong ngày Tết

Ở Hungary, giao thừa còn được gọi là “Silvester”. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới thì ở Hungary cũng có rất nhiều phong tục đặc biệt trong dịp Tết dương lịch như làm ồn thật lớn để xua đuổi ma quỷ, hay tuyệt đối không giặt quần áo vào ngày đầu năm mới để tránh năm tới bị xui xẻo,…

Có thể thấy, quan niệm ngày Tết của người Hungary có khá nhiều điểm tương đồng với người Châu Á. Chẳng hạn như nếu vị khách đầu tiên xông nhà vào năm mới là nam giới, điều đó được xem là điều may mắn của gia đình trong cả năm đó. Ngược lại, nếu người đó là phụ nữ thì lại không may cho lắm.

Romania: Nhảy múa trong lớp da gấu

Theo quan niệm của người Romania, để tránh khỏi sự quấy rầy của linh hồn ma quỷ vào đêm Giáng sinh và những ngày đầu năm thì người dân sẽ sử dụng một lớp da gấu thật để khoác lên người và nhảy múa, lăn lộn. Đây là phong tục truyền thống thể hiện cho mùa xuân đang tới.

Scotland: Tín ngưỡng về người mang lại may mắn

Ở một số khu vực của Vương quốc Anh và tại Scotland họ có một quan niệm là đoán may mắn dựa trên người đầu tiên bước chân vào nhà. Nếu hôm đó là người đàn ông tóc đen, mang theo một món ăn hoặc một viên than đá thì tức là năm mới đến, cả gia đình sẽ rất ấm áp, hạnh phúc và không thiếu thốn.

Vào năm mới, trẻ em Scotland cũng dậy rất sớm, ghé thăm hàng xóm và hát vang những bài hát truyền thống. Đáp lại sự nhiệt tình đó, chủ nhà sẽ cho chúng tiền xu, bánh, táo và các đồ ngọt khác.

Costa Rica: Kéo vali chạy quanh khu nhà

Người Costa Rica vào đầu năm mới thường có truyền thống vào lúc nửa đêm, họ sẽ lấy vali kéo chạy quanh khu nhà với hy vọng sẽ được đi du lịch trong năm mới.

Họ cho rằng, kéo vali chạy càng xa thì sẽ được đi du lịch xa, đến nhiều nơi hơn trong năm mới. 

Hy Lạp: Treo hành tây trước cửa

Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh, vì thế người dân sẽ thường treo chúng lên cửa vào ngày cuối năm để hy vọng có một năm gặp nhiều may mắn, phát triển. Người Hy Lạp còn có truyền thống là giấu đồng xu vào chiếc bánh và chia sẻ với người thân. Ai tìm thấy được đồng xu thì cảm năm sẽ gặp nhiều may mắn.

Theo truyền thống, người Hy Lạp sẽ treo một củ hành tây trước cửa nhà, với ngụ ý về sự tái sinh trong năm mới.
Theo truyền thống, người Hy Lạp sẽ treo một củ hành tây trước cửa nhà, với ngụ ý về sự tái sinh trong năm mới.

Nhật Bản: Rung chuông

Vào đêm giao thừa, ở khắp con phố Nhật Bản sẽ vang vọng khắp nơi. Người Nhật cho rằng rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Và họ cũng tin rằng, cười tươi trong đêm giao thừa sẽ giúp mang lại may mắn trong năm mới.

Philippines: Trang trí những vật dụng hình tròn

Người Philippines cho rằng bằng cách trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa sẽ mang lại sự thịnh vượng và giàu có trong năm mới. Từ tiền xu, trái nho, quả táo… của mỗi vật phẩm tượng trưng cho sự giàu có và thành công.

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết rõ hơn về ngày Tết Dương lịch cũng như những phong tục của các quốc gia trên thế giới vào ngày này. Tết Dương lịch đang đến gần, Thế Giới Sofa chúc các bạn một năm mới thật nhiều sức khỏe, may mắn và bình an nhé.