Thế giới sofa logo

Tết Hàn Thực là gì? Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
34

Tết Hàn Thực là gì? Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa
Tết Hàn Thực là gì? Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Hàn Thực là ngày lễ quen thuộc diễn ra phổ biến ở các khu vực miền Bắc Việt Nam. Đồng thời đây cũng là ngày Tết truyền thống ở Trung Quốc. Vậy ngày này có nguồn gốc như thế nào và mang ý nghĩa gì? Hãy cùng thế giới sofa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết Hàn Thực là gì?

Dịch theo nghĩa tiếng Hán thì Hàn có nghĩa là lạnh, thực là thưc ăn. Như vậy thì Tết Hàn thực sẽ được hiểu là tết đồ ăn lạnh. Ngày lễ này diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Không chỉ ở Trung Quốc và Việt Nam, hiện ngày lễ Tết Hàn thực cũng được tổ chức rộng rãi tại các cộng đồng người Hoa trên thế giới.

Món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này đó chính là bánh trôi, bánh chay và chè xôi. Cùng với mâm ngũ quả và 2 món bánh truyền thống này đã được dâng lên lễ Phật và cúng Tổ Tiên.

Tết Hàn thực
Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng tháng

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), Vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò Vua trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt đã phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng Vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm Vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói. Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Vua ra lệnh đốt rừng nhằm thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Hôm ấy là ngày 3.3 Âm lịch.

Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và dùng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, âm lịch hàng năm để tưởng niệm đến Giới Tử Thôi. Hàng năm, cứ đến 3.3 Âm lịch dân bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa tết Hàn Thực

Tưởng nhớ đến người thân đã khuất

Tết Hàn Thực dịch nghĩa là thức ăn lạnh. Đây không đơn thuần là cách thưởng thức thức ăn nguội mà đó còn ngầm ý về cách tưởng nhớ những người thân đã rời xa nhân thế. Điều này cũng một phần gợi lại câu chuyện về Đông chu liệt quốc với cái chết đầu bi thương.

Thể hiện truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là một món ăn phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam. Bánh trôi đươc nặn từ bột gạo nếp, bên trong là nhân đường đen. Bánh chay nặn với kích thước to hơn, dạng tròn hơi dẹt, có thể có nhân đậu xanh hoặc không nhân. 2 món bánh này đều được làm từ bột gạo nếp, thể hiện truyền thống văn hóa lúa nước của dân tộc ta.

Ôn lại chuyện xưa

Để chuẩn bị mâm cúng ngày Tết hàn thực, cả gia đình cùng nhau nặn những viên bánh chay, bánh trôi. Thời gian đó cũng giúp mọi người gắn kết lại với nhau hơn.

Ý nghĩa bánh trôi chay ngày tết Hàn Thực

Thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên

Từ xa xưa món bánh trôi bánh chay đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Món bánh trắng tinh khiết này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon ngọt mát mà còn thể hiện ý nghĩa về tấm lòng uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Đặc biệt trong ngày 3/3 thì đây là món bánh không thể thiếu để thờ cúng gia tiên. Nhớ về bánh trôi bánh chay cũng là nhớ về nền văn hóa lúa nước, về sự lam lũ vất vả của ông bà ta. Đây cũng là cách để ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.

ý nghĩa bánh trôi bánh chay
Món bánh trắng tinh khiết này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon ngọt mát mà còn thể hiện ý nghĩa về tấm lòng uống nước nhớ nguồn

Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa

Tết Hàn thực cũng diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí. Vì thế, ngày Tết này còn mang ý nghĩa với mong muốn mùa hè khí hậu bớt khắc nghiệt.

Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ “mẹ tròn con vuông”.

Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.

Tết hàn thực có phải là tết thanh minh?

Một số người vẫn nhầm lẫn Tết Hàn thực và Tết thanh minh là một, Tuy nhiên 2 ngày lễ này không liên quan đến nhau.

Tết Thanh Minh thường được xuất hiện tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày lễ này diễn ra trong nhiều ngày, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (Dương lịch), kéo dài đến ngày 21 tháng 4.

Tết Thanh Minh dựa vào ngày dương lịch, nếu xét theo lịch âm thì bắt buộc rơi vào tháng 3, nhưng không có ngày cố định.

Tết Hàn Thực xuất hiện hàng năm tại các quốc gia như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, nhưng không kéo dài như Tết Thanh Minh, ngày lễ diễn ra vào ngày 3 tháng 3 (âm lịch).

Tết Hàn Thực được xét theo âm lịch và diễn ra vào ngày cố định trong năm. Mọi nhà thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên tổ tiên.

Tết thanh minh
Tết thanh minh gắn liền với truyền thống tảo mộ

Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng sắc thái và cách thức tổ chức ngày Tết Hàn thực ở mỗi đất nước lại khác nhau. Với người dân Việt thì đây là ngày Tết để mỗi gia đình tưởng nhớ về nguồn cội và hồi hướng về quê hương.  Nếu Tết ở Hàn thực ở Trung Quốc người dân kiêng đốt lửa 3 ngày và chỉ ăn đồ ăn lạnh thì ở Việt Nam lại khác. Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, người dân Việt vẫn thắp lửa nấu nướng bình thường. Đặc biệt trong ngày này, phong tục thắp bánh trôi, bánh chay đã trở thành món ăn quá đỗi gần gũi, hơn thế nhiều gia đình còn cùng nhau tự tay nặn bánh và sáng tạo với nhiều màu bánh hấp dẫn.