Thế giới sofa logo

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
10

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng của một số nước Châu Á thường diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy Tết Nguyên Tiêu là gì? Ngày lễ này có ý nghĩa gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng của một số nước Châu Á thường diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy Tết Nguyên Tiêu là gì? Ngày lễ này có ý nghĩa gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Sofa nhé.

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Theo nghĩa Hán Việt: “Nguyên là thứ nhất; Tiêu là đêm”. Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ được diễn ra vào đêm rằm đầu tiên của năm mới, mọi người hay gọi rằm Tháng Giêng. Đây là một trong những ngày lễ rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

Lễ hội trăng rằm thường được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Nhiều nơi còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, vì thế những nghi lễ diễn ra trong ngày này cũng được chuẩn bị rất chu đáo.

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Rằm tháng Giêng

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Trạng Nguyên có nguồn gốc từ Trung Quốc. Xưa kia, vào mỗi dịp Tết này nhà vua thường thết tiệc các Trạng Nguyên. Về sự tích ra đời của ngày lễ này có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là hai nguồn gốc sau:

Sự tích về Tết Nguyên Tiêu thứ 1

Sự tích kể về câu chuyện có một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống trần gian đã bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng biết được rất tức giận, đã sai Thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 xuống đốt trụi trần gian. Rất may là trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng, nên đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để Ngọc Hoàng tưởng rằng trần gian đã bị đốt. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, mọi người sẽ treo đèn lồng, nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn.

Sự tích Tết Nguyên Tiêu thứ 2

Vào thời Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm ấy, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.

Ông tâu với vua rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu trụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Hán Vũ Đế làm theo, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng. Thế là nhân lúc mọi người đang mải ngắm đèn, Nguyên Tiêu đã trốn về nhà thăm cha mẹ.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng được coi là một trong những ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên Đán. Tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề, thì lễ cúng của từng gia đình lại khác nhau. Nhưng điểm chung ở mỗi gia đình phải có đó là cúng bái tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành với ông bà, cha mẹ, cảm ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.

Tết Nguyên Tiêu ngày nay đã trở thành một nét văn hóa mang nhiều ý nghĩa đối với mọi người. Vào ngày này, ngoài những hoạt động tao nhã như ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi thì còn có trò múa lân sôi động. 

Ở Việt Nam, Tết nguyên tiêu là thời điểm thích hợp để mỗi gia đình cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc. Thành ngữ “Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” qua câu tục ngữ đó đã nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

Tết Nguyên Tiêu được du nhập vào Việt Nam vào thời kỳ bắc thuộc. Do sự ảnh hưởng từ phong tục tập quán của Việt Nam nên có sự khác biệt với Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc. 

Ở Trung Quốc, vào ngày lễ này người dân sẽ thả hoa đăng, thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an. Còn ở Việt Nam thì Phật tử từ các nơi đều kéo về viếng chùa lễ Phật cầu mong gia đạo bình an. Các ngôi chùa sẽ thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng, và các Phật tử cũng sẽ cùng tụng niệm với mong muốn phước báo an lành đến tất mọi người. 

Mâm cơm cúng ngày Tết Nguyên Tiêu
Mâm cơm cúng ngày Tết Nguyên Tiêu

Hy vọng với bài viết này của Thế Giới Sofa sẽ giúp bạn hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu đối với người Việt và người Trung Quốc. Đừng quên theo dõi website chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.