Thế giới sofa logo

Tranh cổ động là gì? Những mẫu tranh cổ động đẹp và ý nghĩa nhất

Biên tập bởi Thế Giới Sofa
2000-01-01T00:00:00
110

Tranh cổ động có lẽ không quá xa lạ với người dân Việt Nam. Nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, rất đông đảo nghệ sĩ đã tham gia vào loại hình nghệ thuật này. Hãy theo dõi ngay bài viết của Thế Giới Sofa để tìm hiểu về loại tranh cổ động này nhé.

Tranh cổ động là gì? Những mẫu tranh cổ động đẹp và ý nghĩa nhất
Tranh cổ động là gì? Những mẫu tranh cổ động đẹp và ý nghĩa nhất

Tranh cổ động có lẽ không quá xa lạ với người dân Việt Nam. Nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, rất đông đảo nghệ sĩ đã tham gia vào loại hình nghệ thuật này. Hãy theo dõi ngay bài viết của Thế Giới Sofa để tìm hiểu về loại tranh cổ động này nhé.

Tranh cổ động
Tranh cổ động

Tranh cổ động là gì?

Tranh cổ động đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, sau đó được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1945. Dòng tranh này đã đi theo suốt cả một chặng đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Thể hiện được quá trình gian khổ của quân và dân ta trên chiến trường. 

Hiện nay, dòng tranh này vẫn còn xuất hiện trong đời sống, con người Việt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, loại tranh này còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như:  tranh áp phích, tranh quảng cáo, tranh văn phòng,… 

Theo các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, thì tranh cổ động chính là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng đối với ngành mỹ thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Tranh cổ động có đặc điểm gì?

Tranh cổ động sở hữu những nét riêng biệt, khó có thể nhầm lẫn với những dòng tranh khác hiện nay.

Tranh cổ động với mục đích chính là tuyên truyền, khích lệ và quảng cáo nên nó có đặc điểm là tập trung và khái quát được hình ảnh cụ thể. Bên cạnh đó, những thông tin trong tranh mang lại cho người xem được thể hiện rõ ở phần chữ và ảnh. Làm cho người xem tranh có thể đọc, có thể nhớ và có thể hiểu nhất. Như vậy là đã đạt được hiệu quả tuyên truyền.

Đặc biệt, màu sắc trong tranh, nét vẽ, thông điệp lan tỏa mang tính tượng trưng cao, tạo được ấn tượng mạnh mẽ đến người xem và tiếp thu thông điệp nhanh nhất. Tín hiệu nhắn nhủ trong tranh cần tạo ra những cái nhìn thẩm mỹ tốt, mang hơi hướng kêu gọi, thúc giục và hành động đến người xem. 

Mỗi một bức tranh cổ động đều phải đạt được mục đích cụ thể, dứt khoát, tránh những sai lệch, khác biệt chủ ý muốn diễn đạt. 

Tùy thuộc vào mục đích thể hiện mà tranh cổ động sẽ có thể là tranh hình ảnh hay tranh kết hợp giữa hình và chữ. Nếu đem dòng tranh này so sánh với những dòng tranh khác thì chỉ mang tính khắc họa điển hình, thực tế, không ẩn dụ, trừu tượng.

Không gian để trưng bày tranh cổ động phải là không gian rộng lớn. Vì những loại tranh khẩu hiệu đa số đều được treo và trưng bày ở những nơi có diện tích rộng như: những nơi công cộng, ngã tư đường, hay những nơi có nhiều người qua lại,…

Tranh cổ động với mục đích chính là tuyên truyền, khích lệ và quảng cáo
Tranh cổ động với mục đích chính là tuyên truyền, khích lệ và quảng cáo

Ý nghĩa của dòng tranh cổ động

Tranh cổ động đã xuất hiện lần đầu tiện tại Việt Nam từ trước thời kỳ Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đây cũng là dòng tranh gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy gian truân, vất vả của quân, nhân dân ta cho tới cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Thế nên, tranh cổ động mang ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống xã hội của người Việt Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 – 1954 và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn năm 1954 – 1975, chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu lớn. Một trong số đó phải kể đến lĩnh vực đồ họa, nói chuẩn xác hơn là thể loại tranh cổ động. 

Trong giai đoạn đó, tranh cổ động mang một diện mạo mang đầy tính chất điển hình của nghệ thuật trong chủ nghĩa xã hội.Tranh thường được sáng tác với những nét đặc trưng nổi bật với mảng sắc, hình khối rất đơn giản nhưng vô cùng khỏe khoắn và không có sự vụng về. Nó thể hiện được những thông tin, thông điệp, mục đích và ý nghĩa tốt đẹp, đầy tính nhân văn tới cho người xem.

Nhờ sự xuất hiện của dòng tranh này mà tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc, tình yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt Nam luôn được sục sôi. Khiến cho nhân dân đoàn kết, đồng lòng, đồng sức cùng nhau đứng lên, vượt qua những khó khăn gian khổ. Làm cho người dân tin tưởng và nghe theo đường lối lãnh đạo của Đảng đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng nhân dân, giành lại tự do, độc lập của dân tộc. 

Vì thế, trong thời kỳ kháng chiến, những tác phẩm tranh cổ động được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt yêu nước. Chúng giúp cho tình thần đồng bào, ý chí quyết tâm, kiên cường của quân và dân ta được vực dậy và sục sôi hơn. 

Trong cuộc sống hiện đại

Đối với cuộc sống hiện ngày nay, thì tranh cổ động chính là một trong những phương tiện rất quan trọng dùng để tuyên truyền những đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước. Hơn hết, dòng tranh này còn trở thành một loại hình mỹ thuật mang giá trị thực tiễn cao khi tham gia vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống. 

Các mẫu tranh cổ động hiện nay không chỉ được sử dụng để quảng cáo, tuyên truyền cho những hoạt động liên quan đến chính trị, mà còn phục vụ cho rất nhiều hoạt động kinh doanh thương mại khác. Vì thế, hiện nay mẫu tranh này không chỉ xuất hiện tại các phòng triển lãm để quảng bá hình ảnh mà còn được các doanh nghiệp, công ty lựa chọn để giới thiệu những dịch vụ, sản phẩm của công ty. 

Ngoài ra, đối với những văn phòng làm việc, công ty, tổ chức hay doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động theo phong cách năng động, trẻ trung thì loại tranh cổ động còn giúp tạo nên sức mạnh to lớn. Nhờ có những bức tranh này mà những người làm việc sẽ cảm thấy có thêm hứng khởi, nhiệt huyết, đẩy lùi mệt mỏi, căng thẳng. Từ đó, sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc. 

Bạn cũng có thể thấy trong các nhà hàng, khách sạn, quán cafe,… hiện nay cũng xuất hiện loại tranh này. Nó vừa mang đến vẻ đẹp độc đáo cho không gian mà còn tạo ra nhiều ấn tượng hơn với khách hàng. 

Những mẫu tranh cổ động đẹp và ý nghĩa

Tác phẩm “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19”

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi bệnh dịch Covid-19, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức cuộc thi sáng tác Tranh cổ động phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bức tranh được thể hiện rất ấn tượng, mang những thông điệp ý nghĩa về phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19 qua ngôn ngữ tranh cổ động

Tác phẩm “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” của họa sĩ Lưu Yên Thế
Tác phẩm “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” của họa sĩ Lưu Yên Thế

Tác phẩm “Đọc báo cho thương binh”

Bức tranh lụa “Đọc báo cho thương binh” của họa sĩ Trần Hữu Tê (1934 – 2002) hoàn thành năm 1975, khắc họa khung cảnh bên trong một lán cứu thương thời chiến. Nữ quân y đọc tin tức về các mặt trận, chung quanh chị là các thương binh dường như đang quên đi đau đớn của bản thân để hướng về những thông tin chiến trường. 

Tác phẩm “Đọc báo cho thương binh”
Tác phẩm “Đọc báo cho thương binh”

Tác phẩm “Chiến lũy”

Tác phẩm “Chiến lũy” của họa sĩ Lê Anh Vân sáng tác năm 1985, tái hiện khung cảnh Hà Nội năm 1946, quân và dân trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Giữa dãy bàn gãy đổ, cùng bánh xe bò, tấm bình phong ngổn ngang, hình ảnh bốn người chiến sĩ đầu đội mũ ca-lô, người áo trấn thủ, người vận sơ-vin hiện lên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Tác phẩm “Chiến lũy” của họa sĩ Lê Anh Vân
Tác phẩm “Chiến lũy” của họa sĩ Lê Anh Vân

Tác phẩm “Cùng ghép một thế giới xanh”

ngôn ngữ đồ họa, các bức tranh đã thể hiện được những tình cảm, khát vọng hướng tới một môi trường trong lành, lên án những hành động tàn phá môi trường và là những lời cảnh báo đối với con người về sự sống còn của Trái đất.

Tác giả: Văn Bá Minh Hiếu (T.P Hồ Chí Minh)
Tác giả: Văn Bá Minh Hiếu (T.P Hồ Chí Minh)

Có thể nhận thấy, tranh cổ động là một thể loại tranh đặc sắc, độc đáo của Mỹ thuật Việt Nam. Hy vọng qua bài viết trên của Thế Giới Sofa, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại tranh này cũng như ý nghĩa của nó nhé.