Vải nỉ là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm và cách sử dụng vải nỉ
Vải nỉ là một chất liệu vải quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Trong bài viết này, Thế Giới Sofa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vải nỉ là gì, nó được tạo ra như thế nào, nó được sử dụng để làm gì và những lợi ích của nó.
Vải nỉ là một chất liệu vải quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Trong bài viết này, thế giới sofa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vải nỉ là gì, nó được tạo ra như thế nào, nó được sử dụng để làm gì và những lợi ích của nó.
Tìm hiểu về vải nỉ
Vải nỉ là gì?
Vải nỉ là sự kết hợp giữa vải và len, một loại vải không dệt được tạo ra bằng cách nén và phủ các sợi lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Vải có bề mặt trong và ngoài được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn màng, khi chạm vào nó sẽ cảm nhận được sự mềm mại và đặc biệt là rất ấm.
Vải nỉ hiện nay được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau từ công nghiệp, kỹ thuật, thiết kế. Vải có khả năng giữ ấm tốt, thường được sử dụng để thiết kế nên những chiếc áo hoodie vải nỉ, quần dài thể thao, đồ trẻ em, đồ ngủ,…
Trong lĩnh vực thiết sản xuất đồ nội thất, nỉ thường dùng để bọc ghế, bọc sofa,… và có độ bền rất tốt.
Cách nhận biết vải nỉ
- Phân biệt bằng mắt: Khi dùng mắt thường quan sát, bạn sẽ thấy nỉ thường có hai mặt khác nhau. Một mặt có nhiều sợi vải ngắn nổi trên bề mặt, mặt còn lại một tấm vải bề mặt phẳng.
- Cảm nhận bằng tay: Chất liệu nỉ khi sờ vào sẽ có cảm giác lổm ngổm của những sợi vải ngắn, cảm giác ấm áp nhưng sợi vải không được mềm mại như len.
Phân loại các vải nỉ
- Vải nỉ Hàn Quốc: Đặc điểm của nỉ Hàn Quốc là có bề mặt vải mềm hơn. Sử dụng trong một khoảng thời gian dài không có hiện tượng bị đổ lông. Chất liệu vải cũng nhanh khô hơn, độ bền cao hơn các loại vải nỉ khác. Vải mỏng tạo ra được cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Hơn nữa, vải còn có khả năng chống nước rất tốt. Màu sắc cũng rất đa dạng.
- Vải nỉ cotton: Đây là loại vải bình dân nên được rất nhiều người chọn lựa để sử dụng. So với nỉ Hàn thì nỉ cotton có khả năng giữ nhiệt kém hơn. Ngoài dùng để may quần áo, chất liệu này còn là nguyên liệu làm các đồ handmade hay các đồ vật trang trí.
Nguồn gốc của vải nỉ?
Loại vải này được phát minh vào năm 1979 bởi Malden Mills. Nó được Tạp chí Times vinh danh là một trong 100 phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20 vào năm 1999. Nó không chỉ giải quyết vấn đề về vải len (gây ngứa ngáy và nặng nề, đặc biệt là khi bị ướt) mà còn có thể giữ ấm cho cơ thể.
Vải nỉ được phát triển đến ngày nay, nó không chỉ được sử dụng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày mà còn được dùng để làm trang phục chuyên dụng như: lớp áo bên trong của phi hành gia, đồ lặn ở độ sâu lớn, đồ leo núi,…
Quy trình sản xuất tạo ra vải nỉ
Quy trình sản xuất vải nỉ gồm các công đoạn khác nhau như:
- Bước 1: Pha trộn nguyên liệu
- Bước 2: Chải thô sợi
- Bước 3: Dệt vải nỉ
- Bước 4: Phơi khô vải nỉ
- Bước 5: Ép chặt
- Bước 6: Làm sạch vải nỉ
- Bước 7: Cán màng vải.
Sau đó, chất liệu nỉ được mang đi phân phối hoặc được thiết kế theo những mẫu đã có sẵn. Nỉ là loại vải rất dễ cắt, có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà thiết kế. Giá thành của loại vải này cũng rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.
Những ưu nhược điểm của vải nỉ
Độ ấm
Cũng giống như len, nỉ được biết đến với khả năng giữ ấm. Nó chủ yếu được mặc ở các vùng lạnh vì đặc tính cách nhiệt của nó. Ngoài ra, vải có nhiều lớp sợi cắt ở hai mặt, giúp giữ ấm hoàn hảo, giữ nhiệt tốt hơn các loại vải thông thường.
Chống thấm nước
Vải nỉ có khả năng chống ẩm tốt hơn các loại vải thông thường. Đặc điểm chống thấm nước của nó là một lý do khiến đây là một loại vải được săn lùng, và thường được sử dụng ngoài trời và trong điều kiện ẩm ướt. Nó có thêm ưu điểm là khả năng khô nhanh chóng khi bị ướt. Nó có thể giặt bằng máy và khô nhanh chóng. Nó là một thay thế tốt cho len (đặc biệt quan trọng đối với những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với len).
Đa dạng màu sắc và kiểu dáng
Vải nỉ có thể tạo ra nhiều kiểu dáng quần áo và các loại sản phẩm khác nhau. Đem đến nhiều sự lựa chọn về mẫu mã và màu sắc.
Nói chung, vải nỉ được ưa chuộng hơn len vì nó mềm hơn và trọng lượng nhẹ hơn nhiều. Một số người thấy ngứa khi mặc đồ len, nhưng phản ứng này khó xảy ra với chất liệu nỉ. Tuy nhiên, len có ưu điểm là hoàn toàn tự nhiên và thân thiện với môi trường, ngược lại nỉ chỉ thân thiện với môi trường nếu được sản xuất từ nhựa tái chế.
Nhược điểm của vải nỉ
Gây ra nóng, bí vào mùa hè
Nỉ là chất liệu chỉ phù hợp cho mùa đông, sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Còn vào mùa hè khi sử dụng chất liệu nỉ, sẽ gây ra bí bách và khó chịu.
Dễ bám bẩn
Nỉ là chất liệu rất dễ bám bẩn và một khi đã bám thì sẽ bám rất lâu. Những vết bẩn này chỉ có thể tan biến khi giặt chứ không thể lau sạch đi.
Những ứng dụng của vải nỉ trong cuộc sống
Loại vải này đã được sử dụng cho tất cả mọi thứ từ bịt tai cho trẻ em, quần áo ấm mặc vào mùa đông, quần áo cho các phi hành gia hay là vải bọc ghế sofa,… Tính linh hoạt của loại vải này đã khiến nó trở thành một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành dệt may ngày nay.
Như đã đề cập ở trên, nỉ là chất liệu lý tưởng cho quần áo thể thao. Vải thấm mồ hôi và hơi ẩm ra khỏi cơ thể, giữ cho các vận động viên luôn khô ráo, đồng thời cho phép không khí lưu thông qua các sợi vải. Nó cũng có tác dụng giữ cho mùi hôi không bị đổ mồ hôi.
Vải nỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể khi tiếp xúc với da, làm cho nó trở thành loại vải dùng để giữ ấm cho cho cơ thể khi mùa đông. Áo khoác, khăn quàng cổ, găng tay, chăn thường được làm từ chất liệu này để tạo ra những trang phục mùa đông thêm ấm áp.
Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải nỉ đúng cách
Cách giặt vải nỉ
Nên dùng nước lạnh để giặt vải nỉ. Trong quá trình giặt không nên chà, vò vải quá mạnh sẽ làm cho bề mặt vải bị xù lông, gây biến dạng.
Nên ngâm quần áo nỉ trong dung dịch xà phòng khoảng 20-30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, sau đó vò nhẹ nhàng. Các bạn nên hạn chế giặt bằng máy giặt, vì tốc độ xoay của buồng máy có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải. Nếu bắt buộc phải giặt bằng máy, bạn nên sử dụng túi giặt chuyên dụng để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được dài lâu.
Xả nước thật sạch cho đến khi quần áo hết xà phòng, không nên vắt vải quá mạnh, thay vào đó hãy bóp nhẹ để nước có thể chảy ra từ từ.
Cách xử lý mặt vải bị xù lông
Vải nỉ có một nhược điểm là rất dễ bị xù lông. Nên để giữ cho nỉ được bền thì có thể sử dụng một chiếc kéo nhỏ tỉa nhẹ những phần lông xù ở trên bề mặt hoặc là sử dụng những loại máy làm sạch lông chuyên dụng để tỉa.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vải nỉ. Đây là một chất liệu tốt được dùng trong may mặc. Nếu bạn đang muốn tạo ra những bộ quần áo độc đáo, thoải mái, ấm áp và ôm sát mà không quá nặng, bạn chắc chắn nên sử dụng loại vải này.