Gỗ HDF là gì? Có nên sử dụng gỗ HDF cho đồ nội thất hay không?
Gỗ HDF là loại gỗ thường được thấy nhiều trong các ngành thiết kế nội thất. Chúng thường được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu chi tiết hơn về loại gỗ này qua bài viết dưới đây nhé.
Gỗ HDF là loại gỗ thường được thấy nhiều trong các ngành thiết kế nội thất. Chúng thường được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu chi tiết hơn về loại gỗ này qua bài viết dưới đây nhé.
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF (còn được gọi là ván HDF) là loại gỗ công nghiệp có tên Tiếng Anh là High Density Fiberboard. Gỗ này được tạo thành từ 80 -55% chất liệu gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Đây được xem như là loại gỗ có phần trăm gỗ tự nhiên lớn nhất trong các loại gỗ công nghiệp và thân thiện với môi trường.
Trên thị trường hiện nay, gỗ HDF có 2 loại phổ biến là:
- Gỗ HDF siêu chống ẩm
- Gỗ HDF Black siêu chống ẩm.
Quy trình sản xuất ra gỗ công nghiệp HDF rất tỉ mỉ trong từng công đoạn sau:
- Gỗ tự nhiên sẽ được luộc và sấy khô ở mức nhiệt độ khoảng 1000 – 2000 độ C, xử lý cho hết sạch nhựa trong dây chuyền công nghiệp hiện đại.
- Để có được chất lượng như mong muốn, gỗ phải được xử lý nhanh, làm tăng độ cứng, độ bền khi được kết hợp với các chất phụ gia, ép dưới áp suất cao (850-870g/cm2). Cốt gỗ HDF có kích thước 1220mm x 2440mm, độ dày từ 6 – 24mm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Các tấm ván HDF sau khi ra lò sẽ được xử lý bề mặt và chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình có sẵn. Sau đó sẽ phủ một lớp Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh lên bề mặt để bảo vệ bề mặt gỗ và tăng tính thẩm mỹ.
Các ưu nhược điểm khi sử dụng nội thất gỗ công nghiệp HDF
Ưu điểm của gỗ HDF
- Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống ẩm, chống trầy xước tốt, khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên.
- Gỗ có tính cách âm, cách nhiệt nên thường được sử dụng rộng rãi trong nhà hàng, khách sạn, nhà ở, phòng học.
- Gỗ có độ bền cao, chắc chắn và chịu được trọng tải lớn
- Gỗ có khả năng bắt ốc vít tốt, tạo ra những đồ nội thất đẹp và độ bền cao.
- Bề mặt gỗ nhẵn, có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác như laminate, veneer, melamine,… tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người dùng.
- An toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường do được cấu tạo từ 80% gỗ tự nhiên trở lên.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
- Đây là dòng gỗ công nghiệp cao cấp nên có giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên, xét về chất lượng thì rất xứng đáng để bạn bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu đồ nội thất đẹp và chất lượng.
- Gỗ HDF có đặc điểm bề mặt khó phân biệt với gỗ MDF
- Gỗ công nghiệp HDF không tạo được đường cong mềm mại hay chạm khắc các họa tiết trên bề mặt.
Ứng dụng của gỗ HDF trong nội thất
Đồ nội thất từ gỗ công nghiệp HDF
Đây là loại gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nên có rất nhiều bàn ghế được làm từ loại gỗ này. Bàn ghế làm từ vật liệu gỗ HDF vừa có tính thẩm mỹ hiện đại, chắc chắn, có độ bền cao.
Không chỉ sử dụng để làm bàn ghế, nó còn được làm tủ quần áo, tủ bếp vừa đem lại sự tiện dụng mà lại tạo ra tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Sàn gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF còn được sử dụng là sàn gỗ. Với ưu điểm vượt trội là độ bền cao, chống cong vênh, mối mọt, chống nước và có tính thẩm mỹ. Sàn gỗ công nghiệp HDF đã dần thay thế các sàn gỗ tự nhiên đắt đỏ, mang đến không gian hoàn hảo cho ngôi nhà.
Cửa gỗ công nghiệp HDF
Với đặc điểm là cách âm tốt, chống cháy tốt nên loại gỗ này còn được sử dụng làm cửa ra vào cho nhiều ngôi nhà, trường học. Nhất là những ngôi nhà sống trong khu vực đông đúc, luôn bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh. Sử dụng cửa là từ gỗ HDF đem lại sự an toàn cho ngôi nhà và không gian yên tĩnh hơn.
Một số mẹo chọn gỗ HDF chuẩn chất lượng cao
Để chọn được đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp HDF đúng chuẩn chất lượng, bạn cần biết về những tiêu chí để đánh giá về gỗ HDF sau:
- Phải tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của loại gỗ mình định mua. Sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp HDF chất lượng là có sự minh bạch về thông tin, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và đã trải qua nhiều kiểm định nghiêm ngặt.
- Kiểm tra các giấy tờ liên quan về chứng nhận sản phẩm. Về thông số nén ép, khả năng chịu lực, độ giãn nở,…
- Kiểm tra chỉ số an toàn cũng rất quan trọng. Các loại gỗ công nghiệp cao cấp, an toàn cho sức khỏe đều đạt tiêu chuẩn về E1. Còn tiêu chuẩn E3, E4,… sẽ chứ nồng độ Formaldehyde cao, gây ra vấn đề về đường hô hấp, khó thở khi sử dụng lâu dài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về loại gỗ HDF. Hy vọng với những thông tin này đã đem đến cho mọi người cái nhìn cụ thể hơn về gỗ công nghiệp HDF, từ đó có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp trong thi công nội thất ngôi nhà của mình.