Ý nghĩa màu xanh dương – Xanh dương trong thiết kế nội thất
Màu xanh dương là màu được đông đảo mọi người yêu thích. Đây là màu sắc có nhiều ý nghĩa, được sử ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu chi tiết hơn về màu sắc này qua bài viết dưới đây nhé.
Màu xanh dương là màu được đông đảo mọi người yêu thích. Đây là màu sắc có nhiều ý nghĩa, được sử ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Hãy cùng Thế Giới Sofa tìm hiểu chi tiết hơn về màu sắc này qua bài viết dưới đây nhé.
Màu xanh dương là gì?
Xanh dương là một trong 3 màu cơ bản bên cạnh màu đỏ và vàng. Xanh dương phù hợp với tất cả mọi người hừ sự linh hoạt cũng như tính dung hòa của nó.
Đặc điểm nổi bật của màu xanh dương chính là khi khúc xạ vào mắt người, nó khiến chúng ta cảm thấy mọi vật nhỏ xa hơn, xa hơn với những màu sắc khác. Nếu sử dụng quá nhiều màu xanh dương, cũng gây ra ảo giác sương mù, mờ ảo.
Màu xanh dương là màu thường thấy trong tự nhiên, chẳng hạn như màu xanh nhạt của bầu trời ban ngày hoặc màu xanh dương đậm của bể nước sâu. Có lẽ vì lý do này mà người ta thường miêu tả màu xanh dương là màu tĩnh lặng và thanh bình. Tuy nhiên, là một màu lạnh, màu xanh dương đôi khi có thể có vẻ băng giá, xa cách, hoặc thậm chí lạnh lùng.
Màu xanh dương trong văn hóa thế giới
Ở mỗi một quốc gia trên thế giới, họ có những quan niệm về màu xanh dương rất khác nhau:
- Trong ngôn ngữ tiếng Anh, màu xanh dương thường đại diện cho cảm xúc buồn bã của con người.
- Trong tiếng Đức, “blue” (blau sein) là say rượu. Điều này bắt nguồn từ việc sử dụng nước tiểu cổ xưa, đặc biệt là nước tiểu của những người đàn ông uống rượu để nhuộm vải màu xanh dương bằng gỗ hoặc chàm. Nó cũng có thể liên quan đến mưa, thường được coi là nguyên nhân kích hoạt cảm xúc trầm cảm.
- Màu xanh dương đôi khi có thể tượng trưng cho hạnh phúc và sự lạc quan trong các bài hát nổi tiếng, thường đề cập đến bầu trời xanh.
- Trong các ngôn ngữ Đức, Thụy Điển và Na Uy, một người ngây thơ được cho là nhìn thế giới bằng con mắt xanh.
- Màu xanh dương thường được sử dụng ở Tây bán cầu để tượng trưng cho các bé trai, trái ngược với màu hồng được sử dụng cho các bé gái. Vào đầu những năm 1900, màu xanh dương là màu dành cho các bé gái, vì nó theo truyền thống là màu của Đức mẹ Đồng trinh trong Nghệ thuật Phương Tây, trong khi màu hồng dành cho các bé trai (vì nó giống với màu đỏ , được coi là màu nam tính).
- Ở Trung Quốc, màu xanh lam thường được kết hợp với sự đau khổ, ma quái và cái chết. Trong một vở kinh kịch truyền thống của Trung Quốc , một nhân vật có khuôn mặt xanh như bột là một nhân vật phản diện.
- Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á, màu xanh dương là màu của tang tóc.
- Những người đàn ông thuộc tộc người Tuareg ở Bắc Phi mặc một chiếc khăn xếp màu xanh được gọi là tagelmust , có tác dụng bảo vệ họ khỏi nắng và gió cát của sa mạc Sahara . Nó có màu chàm. Thay vì sử dụng thuốc nhuộm, sử dụng nước quý, tagelmust được nhuộm màu bằng cách giã nó với bột chàm. Màu xanh chuyển sang màu da, nơi nó được coi là dấu hiệu của sự quý phái và sung túc. Những du khách ban đầu gọi họ là “Blue Men” của Sahara.
- Trong văn hóa của người Hopi ở phía tây nam nước Mỹ, màu xanh dương tượng trưng cho phương Tây, được coi là ngôi nhà của cái chết. Giấc mơ về một người mang một chiếc lông màu xanh được coi là một điềm báo rất xấu.
- Ở Thái Lan, màu xanh dương gắn liền với thứ sáu trong lịch Thái . Bất kỳ ai cũng có thể mặc màu xanh dương vào các ngày thứ Sáu và bất kỳ ai sinh vào ngày thứ Sáu có thể chọn màu xanh dương làm màu của họ.
Màu xanh dương trong tôn giáo
Xanh dương trong đạo Do Thái
Trong kinh Torah, dân Y-sơ- ra – ên được truyền lệnh đặt tua rua, trên các góc quần áo của họ, và dệt bên trong những tua rua này một “sợi xoắn màu xanh lam. Vào thời cổ đại, sợi chỉ xanh này được làm từ một loại thuốc nhuộm chiết xuất từ ốc sên Địa Trung Hải có tên là hilazon . Maimonides cho rằng màu xanh này là màu của “bầu trời ngày thứ hai trong vắt”. Theo một số nhà hiền triết Do Thái, xanh dương là màu Vinh quang của Đức Chúa Trời.
Xanh dương trong đạo thiên chúa
Xanh dương gắn liền với đạo thiên chúa, đặc biệt là với hình tượng Đức mẹ đồng trinh.
Xanh dương trong Ấn Độ giáo
Nhiều vị thần được miêu tả có làn da màu xanh dương, đặc biệt là những vị thần có liên hệ với thần Vishnu – người bảo tồn thế giới. Hình đại diện của Vishnu, thường có màu xanh lam. Shiva – kẻ hủy diệt, cũng được mô tả bằng tông màu xanh nhạt và được gọi là neela kantha , hay còn gọi là cổ họng xanh, vì đã nuốt chất độc trong nỗ lực lật ngược tình thế của trận chiến giữa các vị thần và ác quỷ để có lợi cho các vị thần. Màu xanh dương được dùng để tượng trưng cho luân xa thứ năm, cổ họng.
Xanh dương trong Phật giáo
Theo truyền thống Nam Á, một số nhân vật Phật giáo có thể được mô tả với làn da xanh dương, liên quan đến nước da ngăm đen của họ. Ở Sri Lanka, đệ tử của Đức Phật là Maudgalyāyana được mô tả theo cách này. Nữ tu Utpalavarṇā cũng được ngụ ý là có nước da tương đối sẫm màu vì tên của cô ấy có nghĩa là “màu của một bông hoa súng xanh.” Thần Śakra đôi khi cũng được miêu tả có màu xanh dương, xanh lục hoặc đen. Trong Phật giáo Tây Tạng , Đức Phật Bhaiṣajyaguru thường được sơn màu xanh dương liên quan đến mối quan hệ của Ngài với lapis lazuli . Một tên khác của nữ thần Ekajaṭī là “Blue Tara.” Trong số các màu của Cờ Phật giáo, màu xanh dương tượng trưng cho “tinh thần Từ bi phổ quát.”
Màu xanh lam trong thuyết Paganism
Màu xanh lam được liên kết với hòa bình, sự thật, sự khôn ngoan, sự bảo vệ và sự kiên nhẫn. Nó giúp chữa bệnh, khả năng tâm linh, sự hòa hợp và sự hiểu biết.
Ý nghĩa của màu xanh dương
Xanh dương trong nội thất
Trong tình yêu, xanh dương sẽ tạo ra những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đây là màu của bầu trời, là biểu tượng cho sự tin tưởng, lòng bao dung cho đối phương. Đặc biệt, màu này còn đem lại cảm giác bình yên, che chở nhất định.
Những người yêu thích màu xanh dương trong tình yêu họ thường có lòng trắc ẩn, nhạy cảm nhưng không kém sự tinh tế, làm cho đối phương cảm thấy an toàn, yên bình.
Ý nghĩa màu xanh dương trong đời sống
Theo nghiên cứu từ British Columbia (Canada) năm 2009: màu xanh dương sẽ kích thích sự sáng tạo và trí thông minh, giúp cho con người mình ổn định huyết áp.
Xanh dương còn đem lại sự thoải mái, mát mẻ nên rất tốt cho tinh thần, hỗ trợ cho công việc thuận lợi, mang lại nhiều kết quả tốt.
Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học, đây là màu sắc của sự bình an, giảm căng thẳng và lo âu trong cuộc sống. Chúng ta có thể thấy trong các bệnh viện hay trung tâm y tế thường có màu sắc này, để giúp cho bệnh nhân cảm thấy họ luôn được che chở, bảo vệ và sẽ an tâm hơn trong việc điều trị.
Màu xanh dương trong lĩnh vực thiết kế đồ họa
Màu của sự sẻ chia
Các bạn có thể thấy các biểu tượng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter,… đều có tone màu chủ đạo là xanh dương. Bởi đây là màu sắc tượng trưng cho sự hiểu biết, chia sẻ kiến thức, mang lại giá trị cho một cộng đồng.
Nếu bạn đang có ý tưởng thiết kế một tác phẩm với mong muốn kết nối cộng đồng, có thể sử dụng màu xanh dương. Nó sẽ giúp bạn truyền tải được thông điệp mà bạn hướng tới.
Màu của trách nhiệm, tin tưởng
Xanh dương làm cho người nhìn cảm thấy sự tin tưởng hơn, nhất là trong các ngành về tài tính. Bạn có thể thấy rằng trong các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, họ thường lựa chọn xanh dương để làm màu nhận diện thương hiệu. Một số ngân hàng nổi tiếng như: BIDV, Ngân hàng Quân đội MB Bank,…
Màu của tuổi trẻ, nhiệt huyết và sáng tạo
Nói đến màu xanh dương, mọi người sẽ không thể nào quên được màu của áo tình nguyện, áo đoàn. Đây là một biểu tượng nổi bật của tuổi trẻ, của sự nhiệt huyết và sáng tạo không ngừng.
Màu xanh này được rất nhiều các bạn trẻ sử dụng. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp màu sắc này trong các thương hiệu dành cho giới trẻ từ banner, website, logo,…
Ý nghĩa từng mức độ màu xanh dương
Xanh dương sẽ có những mức độ khác nhau từ màu nhạt đến màu đậm. Mỗi một sắc thái lại có những ý nghĩa khác nhau.
- Màu xanh dương sáng: chỉ sự tươi đẹp, trong sáng, mạnh mẽ và tự lập.
- Màu xanh da trời: mang ý nghĩa bao la, rộng lớn, là màu của hòa bình, thanh cao.
- Màu xanh dương đậm: thể hiện phẩm chất, trí tuệ và trí tưởng tượng.
Màu xanh dương trong phong thủy
Trong phong thủy, màu xanh dương thuộc yếu tố Thủy. Do đó, khi dùng màu này trong trang trí nhà sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình. Đây cũng là màu sắc rất tốt cho cho tinh thần, sẽ giúp bạn tập trung và công việc hiệu quả hơn. Đồng thời, màu này cũng giúp thư giãn, tinh thần thoải mái, mang đến cảm giác thư thái, êm dịu.
Màu xanh dương phù hợp cho những người có tính cách trầm tĩnh, ôn hòa. Nó rất hợp khi được bố trí ở hướng đông, đông nam của ngôi nhà. Đặc biệt, màu xanh dương sáng sẽ bổ trợ cho mệnh mộc giúp làm tăng vận khí tốt cho gia đình.
Màu xanh dương trong thiết kế nội thất
Xanh dương trong thiết kế phòng khách
Xanh dương phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất phòng khách khác nhau từ hiện đại cho tới cổ điển, Đây là màu sắc mang lại sự tinh tế và hài hòa cho không gian.
Xanh dương là màu sắc có thể kết hợp với các màu trung tính như trắng, nâu để tạo ra sự tương phản. Với sự kết hợp này, nó sẽ làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp xanh dương với các mức độ màu sắc khác nhau từ nhạt đến đậm, giúp tăng trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Cũng không thể bỏ qua sự kết hợp với màu ghi sáng, màu be, hay màu đen để tạo ra nhiều sắc thái thú vị nơi phòng khách của gia đình.
Xanh dương cho thiết kế nhà bếp
Bếp là không gian nấu nướng nên sẽ có cảm giác nóng bức hơn các phòng khác trong nhà. Nên sử dụng màu xanh dương trong trang trí nội thất gian bếp được nhiều người sử dụng. Dùng xanh dương không chỉ tạo ra cảm giác mát mẻ, mà còn giúp điều hòa lại tinh thần, xóa tan cảm giác oi nóng trong không gian bếp.
Với xanh dương, các bạn có thể phối với màu đen hoặc trung tính, làm cho nhà bếp thêm phần mới mẻ và hài hòa hơn. Khi kết hợp với chất liệu gỗ cùng tường trắng, xanh dương lại càng trở nên nổi bật hơn.
Xanh dương nhạt cho không gian phòng ngủ
Dùng xanh dương cho thiết kế phòng ngủ tạo ra sự thoải mái, ấm cùng và bình an hơn. Bạn nên kết hợp xanh dương cùng các gam màu pastel hoặc trung tính để tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu cho căn phòng.
Trên đây là một số những thông tin về màu xanh dương cũng như cách thiết kế nội thất với màu xanh dương. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến những thông tin thú vị dành cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Thế Giới Sofa để biết thêm những màu sắc thú vị khác nhé.