Quốc khánh Mỹ là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa
Quốc khánh Mỹ vào ngày nào? Nếu bạn từng đến Mỹ hẳn bạn sẽ thấy ngày Quốc Khánh Mỹ toàn bộ người dân Mỹ tổ chức ăn mừng tưng bừng và hân hoan. Đây cũng trở thành sự kiện đặc biệt trong năm của người dân nơi đây. Mời bạn đọc hãy cùng Thế giới sofa tìm hiểu kỹ hơn về nền văn hóa cũng như nguồn gốc của sự kiện này nhé!
Quốc khánh Mỹ vào ngày nào? Nếu bạn từng đến Mỹ hẳn bạn sẽ thấy ngày Quốc Khánh Mỹ toàn bộ người dân Mỹ tổ chức ăn mừng tưng bừng và hân hoan. Đây cũng trở thành sự kiện đặc biệt trong năm của người dân nơi đây. Mời bạn đọc hãy cùng Thế giới sofa tìm hiểu kỹ hơn về nền văn hóa cũng như nguồn gốc của sự kiện này nhé!
Quốc khánh Mỹ là ngày gì?
Theo tên tiếng Anh, ngày Quốc khánh Mỹ sẽ gọi là: America Independence Day, Independence Day, the 4th of July, The Glorious Fourth,…
Quốc khánh Mỹ hay còn gọi là ngày độc lập của nước Mỹ đánh dấu sự ra đời của Hoa Kỳ thịnh vượng, chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Anh sau cuộc Chiến tranh Cách mạng. Sự kiện này diễn ra vào ngày 4/7 hàng năm, trở thành một thông lệ, một kỳ nghỉ lớn nhất trên toàn đất nước. Cứ vào dịp mồng 4 tháng 7 hàng năm, người dân Mỹ ở mọi tiểu bang sẽ cùng nhau hội tụ lại cùng đón chào ngày lễ quan trọng này.
Tính đến năm 2022, Hoa Kỳ sẽ bước sang năm thứ 246 kỷ niệm Ngày Độc lập của họ.
Nguồn gốc ngày Quốc khánh Mỹ
Tính đến tháng 7 năm 1776, 13 thuộc địa và Vương quốc Anh đã có chiến tranh trong hơn một năm. Mối quan hệ đã xấu đi giữa các thuộc địa và nước mẹ kể từ năm 1763 khi Quốc hội ban hành một loạt các biện pháp để tăng doanh thu từ các thuộc địa như: Đạo luật tem (1765) và Đạo luật Townshend (1767). Quốc hội tin rằng những hành vi này là một biện pháp hợp pháp về việc các thuộc địa phải trả phần chi phí hợp lý của họ để giữ họ nằm trong Đế quốc Anh.
Trước tình thế này, vào ngày 4/7/1776, Chủ tịch Quốc hội Mỹ John Hancock đã ký Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Các bang của Hoa Kỳ từng là mười ba thuộc địa – bao gồm các bang Bờ Đông, đó là Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia, Connecticut, Vịnh Massachusetts, Maryland, Nam Carolina, New Hampshire, Virginia, New York, Bắc Carolina, đảo Rhode Island và Providence.
Các thuộc địa được quản lý bởi người Anh, những người này đã đến ở trên lục địa kể từ năm 1587. Lúc đầu mối quan hệ giữa người Anh và người định cư hoàn toàn thân thiện, nhưng chẳng bao lâu họ phàn nàn về thuế và ảnh hưởng của người Anh. Những người định cư bắt đầu nhận thức được niềm tự hào và chủ nghĩa dân tộc của mình.
Vào năm 1765, những người định cư đã yêu cầu “không đánh thuế mà không có đại diện”. Về cơ bản, có nghĩa là họ muốn có tiếng nói trong Quốc hội. Người Anh và những người định cư đã không giải quyết chính xác vấn đề này. Sự bất đồng thường bùng nổ vào các cuộc chiến như Tiệc Trà Boston năm 1773. Một cuộc biểu tình chống lại Đạo luật Trà, cho phép công ty Anh độc quyền về bán trà tại mười ba thuộc địa Mỹ.
Các hành động khác như việc lấy đi quyền lực từ các tiểu bang như Massachusetts, nơi vốn đã từng được bán tự trị (50% quyền lực), đã gây thêm mâu thuẫn.
Khi mọi thứ đạt đến đỉnh điểm, một cuộc họp được gọi là Đại hội Lục địa diễn ra với sự có mặt của các đại biểu từ mười ba thuộc địa. Tại cuộc họp thứ hai, nhóm đã quyết định tuyên chiến với người Anh – đó là năm 1775.
Tuyên Ngôn Độc Lập
Năm sau đó, khi vẫn còn trong cuộc Cách mạng Mỹ, Đại hội Lục địa lần thứ hai đã bỏ phiếu phê chuẩn một nghị quyết độc lập được đề xuất vào tháng Sáu bởi Richard Henry Lee – đại biểu bang Virginia, tuyên bố Hoa Kỳ độc lập thoát khỏi sự cai trị của Vương quốc Anh.
Sự tách biệt hợp pháp của mười ba thuộc địa từ Vương quốc Anh thực sự diễn ra vào ngày 2 tháng 7. Nhưng Tuyên ngôn Độc lập (một tuyên bố giải thích quyết định này), đã được chuẩn bị bởi Ủy ban Năm, với sự lãnh đạo của Thomas Jefferson đã không được ký kết .
Quốc hội tranh luận và sửa đổi từ ngữ của Tuyên ngôn. Cuối cùng phê chuẩn hai ngày sau đó vào ngày 4 tháng 7. Tuyên ngôn được ký bởi 56 đại diện từ mười ba tiểu bang – trước đây là mười ba thuộc địa.
Cuộc chiến đã không chấm dứt. Nó tiếp tục cho đến năm 1783 và Hiệp ước Paris.
Ngày Tuyên ngôn được ký kết được xem là sự ra đời của quốc gia – ngày quốc khánh.
Ý nghĩa ngày Độc Lập
Cho đến nay, Quốc Khánh Mỹ là ngày lễ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đây không chỉ là lời tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc, khẳng định Hoa Kỳ là một quốc gia độc lập và tự chủ hoàn toàn.
Các hoạt động thường thấy vào ngày Quốc khánh Mỹ
Để đón chào sự kiện long trọng này, người dân Mỹ đã tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa và thú vị. Đồng thời họ cũng có cách ăn mừng rất độc đáo như:
- Đốt pháo hoa
- Tổ chức các lễ hội
- Máy bay biểu diễn trên không
- Diễu hành ngoài trời
- Dã ngoại cùng gia đình
- Xem những trận đấu bóng chày
- Trang trí nhà cửa
- Tổ chức tiệc ăn uống, họp mặt gia đình với những món ăn phong phú.
Chính phủ Mỹ đã ghi dấu ngày này như thế nào?
Từ năm 1938 ngày 4/7 hàng năm đã trở thành một kỳ nghỉ vẫn hưởng lương trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Đặc biệt tại các căn cứ quân sự ở mỗi tiểu bang sẽ nổ phát súng vào buổi trưa với ý nghĩa là “lời chào của công đoàn”.
Bài hát nào gắn liền với ngày này?
Bạn nghĩ đâu là bài hát cho sự kiện này? Quốc ca “The Star-Spangled Banner chính là ca khúc gắn liền với ngày Quốc Khánh Mỹ. Ở các bang phía Đông Bắc sẽ vang lên bài hát “Yankee Doodle”, các bang phía nam là “Dixie”.
Cũng như Việt Nam, ngày Quốc Khánh Mỹ luôn là một sự kiện lịch sử nổi bật nhất của quốc gia đánh dấu một trang sử vàng vẻ vang của dân tộc. Xuyên suốt nhiều năm, nhiều thế kỷ tới, đó vẫn là ngày mà mọi người dân Hoa Kỳ đều ghi nhớ.